ROA và ROE của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 65)

đoạn 2008-2017

ROA và ROE bình quân giai đoạn 2008-2017

Nhìn vào hình 2.6 cho thấy năm 2009 là năm có chỉ số ROA và ROE cao nhất giai đoạn 2008-2017 đạt 9,73% và 21,73%. Từ năm 2010, hiệu quả hoạt động của các

công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu giảm dần và xuống

mức thấp trong năm 2013, với chỉ tiêu ROA bình qn của các doanh nghiệp chỉ cịn

4,90%, ROE bình quân giảm xuống 9,62%. Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam

chịu tác động mạnh bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Điều này lý giải tại sao số

lượng doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền năm 2013 giảm.

Hình 2.6: Khả năng sinh lời của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008-2017

ROA bình quân theo cấu trúc sở hữu

Hình 2.7: ROA theo cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2017

Nguồn: Tính tốn từ dữ liệu Stoxplus.com

Hình 2.7 cho thấy chỉ tiêu ROA của các doanh nghiệp có SHNN và các doanh nghiệp SHTN có nhiều biến động trong giai đoạn 2008-2017, đều đạt giá trị cao nhất vào năm 2009. Năm 2013, ROA của các doanh nghiệp có SHNN thấp nhất, giảm 1

nửa so với năm 2009 (từ 9,91% xuống 4,80%). Trong khi đó, ROA của các doanh

nghiệp SHTN có giá trị thấp nhất năm 2012, giảm từ 9,47% (năm 2013) xuống 5,01%.

Như vậy, các doanh nghiệp do tư nhân sở hữu bị tác động của khủng hoảng kinh tế

toàn cầu sớm hơn 1 năm so với các doanh nghiệp có SHNN, làm khả năng sinh lời của nhóm doanh nghiệp SHTN giảm sớm hơn 1 năm. Có thể giải thích ngun nhân của

độ trễ này là do các doanh nghiệp có vốn sở hữu Nhà nước được sự ưu tiên hỗ trợ

trước từ phía Chính phủ nên ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra chậm hơn so với các doanh nghiệp do tư nhân sở hữu.

Ngoài ra, số liệu từ hình 2.7 cịn cho thấy ROA của các doanh nghiệp thay đổi theo cấu trúc sở hữu. Năm 2008 và năm 2009 thu nhập trên tài sản (ROA) của các doanh nghiệp có SHNN cao hơn so với các doanh nghiệp SHTN, đặc biệt là năm 2008 tăng hơn 1% (7,89% và 6,48%). Năm 2010, ROA của các doanh nghiệp có SHNN giảm mạnh hơn so với các doanh nghiệp SHTN nên ROA của nhóm doanh nghiệp này xuống thấp hơn gần 1% so với doanh nghiệp tư nhân (8,65% và 9,35%). Từ năm 2011 đến năm 2013, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động rõ rệt

đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên TTCK Việt Nam làm

hưởng mạnh hơn. Từ năm 2014 đến năm 2017, ROA của các doanh nghiệp tư nhân

đều cao hơn so với các doanh nghiệp có sở hữu nhà nước, cao hơn nhất là năm 2015,

gấp 1,3 lần.

ROE bình quân theo cấu trúc sở hữu

Tương tự như biến động của ROA, chỉ tiêu ROE của các doanh nghiệp có

SHNN và doanh nghiệp SHTN cũng đạt giá trị cao nhất vào năm 2009, tương ứng là 21,83% và 21,6%, sau đó có xu hướng giảm. Tuy nhiên, ROE của các doanh nghiệp có SHNN xuống thấp nhất năm 2013 (8,84%), còn ROE của các doanh nghiệp SHTN

thấp nhất năm 2012 (7,75%). Năm 2014, ROE của doanh nghiệp SHNN đã tăng trở

lại, nhưng lại có xu hướng giảm nhẹ giai đoạn 2015-2017. Trong khi đó, ROE của các

doanh nghiệp SHTN có xu hướng tăng từ năm 2013 đến 2015, nhưng lại giảm trong

năm 2016 và 2017.

Mặt khác, ROE của các doanh nghiệp có vốn nhà nước cao hơn so với các

doanh nghiệp tư nhân trong các năm 2008, 2011 và 2012. Nhưng từ năm 2013 đến

2017, các doanh nghiệp sở hữu tư nhân có sự hồi phục nhanh hơn so với các doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước và ln có ROE cao hơn các doanh nghiệp có SHNN. Như vậy, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khốn Việt Nam có sự khác nhau theo cấu trúc sở hữu.

Hình 2.8: ROE theo cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp giai đoạn 2008-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)