Lợi nhuận bình quân
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam
trong giai đoạn từ 2008-2017 trải qua nhiều biến động. Năm 2008 là năm có lợi nhuận
bình qn thấp nhất trong giai đoạn từ 2008-2017, đạt 64,9 tỷ đồng. Nguyên nhân
được cho là do năm 2008 là năm đầy khó khăn với nền kinh tế Việt Nam khi bị tác động của hai cú sốc liên tiếp - có chuyên gia gọi là hai cuộc khủng hoảng. Cuộc khủng
giá lương thực, sắt thép... trên thế giới đã làm cho giá nguyên liệu, dầu mỏ và lương thực trong nước những tháng đầu năm 2008 tăng chóng mặt, cùng với chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa một cách q mức của chính phủ trong những năm trước đây
đã tạo là chỉ số giá tiêu dùng tăng vọt ở mức cao nhất trong vòng 17 năm trước đó. CPI
cả nước tăng 19,9% so với tháng 12/2007. Chỉ số giá trung bình tăng 22,97% so với năm 2007. Năm 2008, cũng là năm lãi suất ngân hàng tăng cao chưa từng có và ghi
nhận những biến động chưa từng có của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đã có lúc lãi
suất ngân hàng lên mức đỉnh 24 - 25%/năm, lãi suất huy động cũng đạt đỉnh 20%/năm, lãi suất cơ bản lên cao nhất ở mức 14%/năm vào đầu tháng 6/2008. Điều này làm cho doanh nghiệp vay vốn phải chịu lãi suất cao và khó tiếp cận vốn. Cuộc khủng hoảng
thứ hai đến từ cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bắt đầu ảnh hưởng nặng nề đến
kinh tế Việt Nam từ những tháng cuối năm 2008. Vào cuối năm 2008, kinh tế đất nước có dấu hiệu rơi vào giảm phát, hàng nghìn doanh nghiệp đối mặt khó khăn. Những yếu tố trên đã khiến cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cơng ty niêm yết trên TTCK nói riêng gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2008. Tuy nhiên, sau các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát và kích cầu của Chính phủ đã hỗ trợ
rất nhiều cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2009 và năm 2010, tình
hình kinh doanh của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện, lợi nhuận bình quân đã tăng so với năm 2008, tương ứng là 106 và 134 tỷ đồng.
Bảng 2.9: Lợi nhuận bình quân của các CTCP niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2008-2017 Năm Lợi nhuận bình quân (triệu đồng) Tốc độ tăng trưởng (%)
Lợi nhuận bình qn DN có SHNN (triệu đồng) DN SHTN (triệu đồng) DN SHTN/ DN có SHNN (lần) 2008 64.900 - 57.100 76.800 1,3450 2009 106.000 63,33 93.800 123.000 1,3113 2010 134.000 26,42 108.000 169.000 1,5648 2011 123.000 -8,21 118.000 130.000 1,1017 2012 120.000 -2,44 112.000 129.000 1,1518 2013 133.000 10,83 113.000 155.000 1,3717 2014 149.000 12,03 128.000 171.000 1,3359 2015 170.000 14,09 136.000 205.000 1,5074 2016 188.000 10,59 144.000 231.000 1,6042 2017 230.000 22,34 168.000 293.000 1,7440
Năm 2011 và 2012, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam lại
rơi vào khó khăn. Nguyên nhân do năm 2011, nền kinh tế Việt Nam xuất hiện những
dấu hiệu bất ổn, chỉ số lạm phát tăng 1,5 lần so với năm 2010, tỷ lệ nợ xấu trong ngân
hàng tăng, nhất là trong lĩnh vực bất động sản. Năm 2012, kinh tế của Việt Nam tiếp
tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, do khủng hoảng tài chính và nợ
cơng ở châu Âu. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng xấu
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh
nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc
giải thể.
Năm 2013, Chính phủ đã trình Quốc hội và ban hành Nghị quyết số
31/2012/QH13 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Với các giải pháp trên của Chính phủ đã giúp ổn định kinh tế vĩ mô, giúp tăng trưởng
kinh tế và tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó, từ năm
2013 đến năm 2017, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp đã có nhiều biến chuyển, lợi nhuận tăng trở lại. Năm 2017, lợi nhuận bình quân cao nhất trong giai đoạn 2008-
2017, đạt 230 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2016. Lợi nhuận theo cấu trúc sở hữu
(đơn vị: triệu đồng)
Hình 2.5: Lợi nhuận bình quân theo cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008-2017
So sánh lợi nhuận của các doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước và doanh nghiệp chỉ có sở hữu tư nhân qua bảng số liệu 2.9 cho thấy lợi nhuận bình qn của các doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước thấp hơn so doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu tư nhân trong giai đoạn năm 2008-2017. Từ năm 2015, lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp do tư nhân sở hữu lớn gấp 1,5 lần so với các doanh nghiệp có sở hữu của Nhà nước.