Giới thiệu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 49 - 51)

2.1.1. Số lượng các công ty cổ phần niêm yết

TTCK Việt Nam được hình thành trong bối cảnh cải cách kinh tế toàn diện và

xu hướng hội nhập. Đến cuối năm 2017, sau 17 năm hoạt động, đã có 713 cổ phiếu

niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

Bảng 2.1: Số lượng các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

HOSE 174 200 280 306 314 303 309 307 320 344

HNX 168 257 367 394 388 375 370 377 376 369

Tổng 342 457 647 700 702 678 679 684 696 713

Nguồn: Stoxplus.com

Nhìn vào bảng số liệu 2.1 cho thấy số lượng các cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 từ 342 cổ phiếu lên 702 cổ phiếu. Tuy nhiên, năm 2013 và năm 2014 số lượng các công ty cổ

phần niêm yết trên TTCK giảm khá lớn. Điều này được lý giải là do giai đoạn 2013-

2014 ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Mỹ đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt

Nam, đặc biệt là trong 2 năm 2011 và 2012. Số lượng các công ty làm ăn thua lỗ, phá

sản tăng nhanh, dẫn đến số lượng các công ty hủy niêm yết tăng mạnh trong năm

2013. Bên cạnh đó năm 2013, việc tái cơ cấu cũng được thực hiện nhiều tại các cơng ty có vốn Nhà nước, một số doanh nghiệp chọn hình thức sáp nhập với các doanh

nghiệp khác để lớn mạnh hơn. Vì vậy, số lượng các công ty niêm yết năm 2013 đã

giảm so với năm 2012. Từ năm 2015, số lượng các công ty được thành lập mới và

Hình 2.1: Số lượng các cơng ty cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam

Nguồn: Stoxplus.com

2.1.2. Phân ngành các công ty cổ phần niêm yết

Hiện nay, Sở giao dịch giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và một vài đơn vị như Stoxplus đã đưa ra tiêu chuẩn phân ngành các công ty cổ phần niêm yết. Theo tiêu chuẩn phân ngành của HNX, các CTCP niêm yết được chia thành 11 ngành. HOSE đã chính thức áp dụng chuẩn phân ngành

quốc tế GICS, cụ thể các CTCP niêm yết được chia thành 10 lĩnh vực. Stoxplus sử dụng

cấu trúc phân ngành 4 cấp theo chuẩn ICB (Industry Classification Benchmark) để sắp xếp các doanh nghiệp niêm yết trên 2 Sở giao dịch. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng tiêu chuẩn phân ngành theo ICB cấp 1 của Stoxplus gồm 10 ngành như sau:

Bảng 2.2: Phân ngành và tỷ trọng các CTCP niêm yết tính đến cuối năm 2017

STT Tên ngành Số lượng Tỷ trọng (%)

1 Công nghiệp 267 37,45

2 Tài chính (bảo hiểm, bất động sản, chứng khốn) 102 14,31

3 Hàng Tiêu dùng 100 14,03

4 Nguyên vật liệu 97 13,60

5 Dịch vụ Tiêu dùng 57 7,99

6 Tiện ích Cộng đồng 31 4,35

7 Dược phẩm và Y tế 22 3,09

8 Công nghệ Thông tin 21 2,95

9 Ngân hàng 10 1,40

10 Dầu khí 6 0,84

Từ số liệu bảng 2.2 cho thấy, ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các CTCP niêm yết trên TTCK Việt Nam, với 267 doanh nghiệp chiếm 37.45%, tiếp đến là lĩnh vực tài chính (gồm các cơng ty bảo hiểm, bất động sản, chứng khốn) chiếm 14.31%. Các cơng ty trong ngành dầu khí chiếm tỷ trọng thấp nhất với 6 doanh nghiệp, chỉ chiếm 0.84%.

Hình 2.2: Tỷ trọng các ngành tính đến cuối năm 2017 (%)

Nguồn: Tính tốn từ Stoxplus.com

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)