Biến T=1 T=2 Ngành công nghiệp Các ngành khác Ngành công nghiệp Các ngành khác DPC.∆DIV0 0,0193*** 0,0177* 0,00685 0,0149 (0,00679) (0,00951) (0,0110) (0,0125) DNC.∆DIV0 0,0242** 0,0296 -0,0284 -0,0525*** (0,0117) (0,0212) (0,0204) (0,0182) ROEt-1 -0,631*** -0,844*** -0,455*** -0,779*** (0,119) (0,0984) (0,169) (0,0977) (E0 – E-1)/B-1 -0,0867 0,134 0,0682 -0,161** (0,0722) (0,101) (0,0869) (0,0713) SIZE0 -0,0556** -0,136*** 0,00318 -0,158*** (0,0244) (0,0343) (0,0351) (0,0350) MTB0 0,0335** 0,0207* -0,0204 0,0414*** (0,0149) (0,0122) (0,0178) (0,0155) GROW0 0,0367 0,101*** -0,0214 0,0499* (0,0392) (0,0324) (0,0382) (0,0268) Hằng số 1,560** 3,794*** -0,0129 4,350*** (0,654) (0,924) (0,951) (0,934) R2 0,202 0,208 0,097 0,291
Robust standard errors in parentheses *** p<0,01; ** p<0,05; * p<0,1 Nguồn: Tính tốn của tác giả
Số liệu bảng 4.5 cho thấy:
Với T=1, hệ số hồi quy của biến cổ tức tăng và cổ tức giảm của 2 nhóm ngành trên đều có giá trị dương, nghĩa là thay đổi cổ tức có tương quan cùng chiều với biến
động khả năng sinh lợi 1 năm tiếp theo. Tuy nhiên, hệ số Beta của ngành cơng nghiệp
có ý nghĩa giải thích trong cả trường hợp tăng (giảm) cổ tức, ở mức 1% và 5%. Trong khi đó, các ngành cịn lại chỉ có ý nghĩa thống kê trong trường hợp tăng cổ tức (ý
nghĩa 10%), khơng có ý nghĩa trong trường hợp giảm cổ tức. Như vậy, các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp ủng hộ giả thuyết H1, nhưng các doanh nghiệp phi tài
chính khác chỉ ủng hộ giả thuyết H1 khi doanh nghiệp tăng cổ tức. Tác động của các
biến ROEt-1, (E0 – E-1)/B-1, SIZE, MTB đến dự báo khả năng sinh lợi tương lai của các ngành tương đồng nhau và thống nhất với kết luận khi hồi quy dữ liệu gồm tất cả các ngành (bảng 4.4). Ngoại trừ, tác động của biến tốc độ tăng trưởng tại năm thay đổi cổ tức (GROW0) có sự khác nhau giữa ngành cơng nghiệp với các ngành cịn lại. Hệ số
Beta của biến GROW0 của 2 nhóm ngành đều có giá trị dương, nhưng chỉ có các
ngành khác có ý nghĩa giải thích (mức 10%), ngành cơng nghiệp khơng có ý nghĩa giải thích.
Với T=2, hệ số hồi quy của biến cổ tức tăng có giá trị dương đối với cả 2 nhóm ngành, nhưng đều khơng có ý nghĩa giải thích. Hệ số hồi quy của biến cổ tức giảm có giá trị âm với cả 2 nhóm ngành, nhưng chỉ các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành khác có ý nghĩa giải thích (mức 1%). Như vậy, chưa đủ bằng chứng kết luận khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp ngành công nghiệp sẽ tăng trở lại sau 2 năm giảm cổ tức. Các doanh nghiệp thuộc các ngành khác thì có thể kết luận khả năng sinh lợi sẽ đảo chiều tăng sau 2 năm giảm cổ tức. Nói cách khác, các doanh nghiệp ngành công nghiệp không ủng hộ giả thuyết H2, nhưng các doanh nghiệp trong các ngành khác thì ủng hộ mạnh mẽ giả thuyết H2.
Qua kết quả hồi quy mơ hình 5 đối với dữ liệu của ngành cơng nghiệp và các
ngành còn lại cho thấy mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi tương lai hay tín hiệu cổ tức có sự khác nhau giữa các ngành.
4.2.2. Kết quả mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi tương lai của công ty do Nhà nước kiểm sốt và cơng ty do tư nhân kiểm sốt của cơng ty do Nhà nước kiểm sốt và cơng ty do tư nhân kiểm soát
Khoảng trống nghiên cứu thứ 2 cho thấy chưa có nghiên cứu nào kiểm định mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và KNSL tương lai riêng trong 2 trường hợp: công ty do nhà nước kiểm sốt và cơng ty khơng do nhà nước kiểm sốt (cơng ty do tư nhân kiểm soát). Khoản 22, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định “Doanh nghiệp nhà nước là
doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ”. Sang Luật Doanh
nghiệp 2014, tại Khoản 8 Điều 4 quy định “Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ”. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay khái niệm doanh nghiệp nhà nước đã thay đổi so với Luật doanh nghiệp 2005 về yêu cầu tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ. Tuy nhiên, các công ty trong mẫu nghiên cứu là các công ty cổ phần, niêm yết trên thị trường chứng khoán và luận án tiếp cận theo hướng
doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát, nên yêu cầu tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ của nhà nước trên 50%.
Do đó, để làm rõ khoảng trống nghiên cứu này, tác giả chia dữ liệu thành 2
nhóm: (1) Các doanh nghiệp do Nhà nước kiểm soát (DNNN-tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà nước trên 50%); (2) các doanh nghiệp khơng do nhà nước kiểm sốt hay gọi là các doanh nghiệp do tư nhân kiểm soát (DNTN-tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của nhà nước
từ 0-50%). Trong số 2193 quan sát thay đổi cổ tức được sử dụng trong mẫu nghiên
cứu, có 758 quan sát thuộc các doanh nghiệp do Nhà nước kiểm soát và 1435 quan sát thuộc các doanh nghiệp do tư nhân kiểm soát.