yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 - 2017.
Qua phân tích số liệu về lợi nhuận và khả năng sinh lời của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008 – 2017, tác giả rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, Lợi nhuận và khả năng sinh lợi trong giai đoạn 2008-2017 của các
doanh nghiệp Việt Nam có nhiều biến động.
Năm 2008 là năm có lợi nhuận bình quân thấp nhất, bình quân chỉ đạt 64,9 tỷ
đồng. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Mỹ, đặc biệt là vấn đề
lạm phát trong nước tăng cao đã tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của nhiều
doanh nghiệp. Sang năm 2009, nhờ những chính sách mạnh tay của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát và kích cầu nền kinh tế đã giúp tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp có sự cải thiện đáng kể, lợi nhuận bình quân tăng lên 106 tỷ đồng và tiếp tục tăng các năm tiếp theo và đạt giá trị cao nhất là 230 tỷ đồng trong năm 2017.
Thứ hai, Lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước thấp
hơn các doanh nghiệp do tư nhân sở hữu.
Lợi nhuận bình quân trong giai đoạn 2008-2017 của các doanh nghiệp có sở
hữu Nhà nước từ 57,1 tỷ đồng đến 168 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận bình quân của các
doanh nghiệp chỉ có sở hữu tư nhân dao động từ 76,8 tỷ đồng đến 293 tỷ đồng. Từ năm
2015, lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp do tư nhân sở hữu gấp trên 1,5 lần lợi nhuận của các doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước. Điều này cho thấy cơ cấu sở hữu có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Kết luận này cũng được chứng minh
trong nghiên cứu của Lê Đức Hoàng (2015) với các doanh nghiệp ngành xây dựng cho
thấy sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Huệ và Đặng Tùng Lâm (2017) đã tìm thấy
mối quan hệ ngược chiều giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Thứ ba, Khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn
2008-2017 đạt giá trị cao nhất vào năm 2009 và bắt đầu giảm từ năm 2010, xuống thấp nhất trong năm 2012, năm 2013. Đây là năm nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tồn cầu, nhất là bong bóng bất động sản
trong nước bị vỡ, đã tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản, đặc biệt là các doanh nghiệp lĩnh vực xây dựng, bất động sản.
Thứ năm, Từ năm 2014 tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam
nói chung và các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK nói riêng có sự cải thiện rõ rệt, giúp cho lợi nhuận của các ngành tăng lên.