Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 86 - 89)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Dữ liệu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu gồm các cơng ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội giai đoạn 2008-2017 (loại trừ ngành bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán và ngân hàng). Bởi vì theo Fama & French (1993) các cơng ty tài chính có cấu trúc báo cáo tài chính

khác và đòn bẩy cao so với các ngành còn lại nên loại khỏi mẫu nghiên cứu. Việc

loại các cơng ty tài chính khỏi dữ liệu nghiên cứu cũng được thực hiện trong nhiều

nghiên cứu trước về chủ đề kiểm định lý thuyết tín hiệu cổ tức như: Benartzi & cộng sự (1997), Nissim & Ziv (2001), Grullon & cộng sự (2005), Lie (2005), Choi & cộng sự (2011), Fairchild & cộng sự (2014), Liu & Chen (2015).

Tác giả lựa chọn khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2017 vì năm 2007

Luật Chứng khoán ở nước ta bắt đầu có hiệu lực, góp phần điều chỉnh hoạt động của các công ty niêm yết, cũng như đưa ra quy định về trả cổ tức. Đến ngày 21/11/2007,

Luật Thuế thu nhập cá nhân được ban hành, lần đầu tiên thu nhập từ đầu tư chứng

khoán được đưa vào diện chịu thuế. Đồng thời năm 2007, Trung tâm giao dịch chứng

khốn TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện chuyển đổi thành Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM nhằm tạo sự chủ động hơn trong tổ chức quản lý thị trường góp phần thúc đẩy thị trường phát triển. Với sự ra đời của các Luật điều chỉnh, Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, từ năm 2008 số lượng các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam đi vào ổn định, chính sách cổ tức của các

doanh nghiệp cơ bản được định hình. Hơn nữa, tại thời điểm tác giả thu thập dữ liệu

nghiên cứu, các đợt thông báo trả cổ tức năm 2017 chưa được thông báo hết nên dữ

liệu cổ tức của các doanh nghiệp chỉ lấy đến năm 2016 để đảm bảo tính chính xác. Bên cạnh đó, dữ liệu cổ tức trễ ít nhất 1 năm so với chỉ tiêu lợi nhuận và khả năng sinh lợi

cũng phù hợp với các mơ hình hồi quy do nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa

thay đổi cổ tức năm 0 và khả năng sinh lợi 2 năm tiếp theo. Do đó, dữ liệu cổ tức của

các cơng ty được thu thập trong giai đoạn 2008-2016, các chỉ tiêu tài chính cịn lại

được thu thập từ năm 2008 đến năm 2017.

Cổ tức của các công ty niêm yết có thể được trả dưới dạng tiền mặt, cổ phiếu, hay các tài sản có giá trị khác. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung vào các công ty trả cổ tức bằng tiền do thị giá của mỗi cổ phiếu khác nhau và thay đổi theo thời gian nên nếu sử dụng cổ tức bằng cổ phiếu sẽ khơng đồng nhất và gây khó khăn khi tính giá trị biến độc lập là tỷ lệ thay đổi cổ tức. Việc sử dụng cổ tức bằng tiền cũng được

áp dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm trước kiểm định lý thuyết tín hiệu như:

Benartzi & cộng sự (1997), Nissim & Ziv (2001), Grullon & cộng sự (2005), Lie (2005), Choi & cộng sự (2011), Fairchild & cộng sự (2014), Liu & Chen (2015).

Như vậy, các công ty được chọn vào mẫu nghiên cứu thỏa mãn các yêu cầu

sau:

-Đang còn giao dịch trên thị trường chứng khốn tính đến 31/12/2017.

-Thực hiện trả cổ tức bằng tiền ít nhất 2 năm liên tiếp để tính tốn được thay

đổi cổ tức.

-Cơng ty khơng có thơng báo trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc chia tách cổ phiếu

giữa 2 năm liên tiếp trả cổ tức bằng tiền.

-Loại khỏi mẫu nghiên cứu trường hợp thay đổi cổ tức quá cao (trên 500%) và

trường hợp thay đổi cổ tức quá thấp (dưới 10%).

Dữ liệu về cổ tức và các chỉ tiêu tài chính của các cơng ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam giai đoạn 2008-2017 được lấy từ nguồn dữ liệu StoxPlus.

Sau khi thu thập dữ liệu cổ tức và các chỉ tiêu tài chính của các doanh nghiệp, tác giả tính tốn giá trị của biến độc lập là tỷ lệ thay đổi cổ tức hàng năm ∆DIV0:

∆DIV0 = (DIVi,0– DIVi,-1)/DIVi,-1

Và giá trị biến phụ thuộc: (Et - Et-1)/B-1 và (ROAt – ROAt-1) với t=1 và t=2,

Bảng 3.1: Tổng hợp các biến trong mơ hình

Biến Đo lường biến

(Et - Et-1)/B-1 Thay đổi lợi nhuận chia cho giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu

ROAt – ROAt-1 Thay đổi thu nhập trên tài sản

∆DIV0 Tỷ lệ thay đổi cổ tức bằng tiền hàng năm

MTB Cơ hội đầu tư, bằng giá trị thị trường/giá trị sổ sách của cổ phiếu

GROW Tốc độ tăng trưởng, bằng tỷ lệ thay đổi tổng tài sản

ROE Thu nhập trên vốn chủ sở hữu

ROA Thu nhập trên tài sản

Dữ liệu nghiên cứu cuối cùng gồm 657 quan sát cổ tức tăng, 893 quan sát cổ tức giảm và 643 quan sát cổ tức không đổi.

Bảng 3.2: Số lượng các quan sát thay đổi cổ tức theo năm

Năm Cổ tức tăng Cổ tức giảm Cổ tức không đổi Tổng

2009 66 55 53 174 2010 98 73 63 234 2011 86 150 87 323 2012 58 172 83 313 2013 72 114 89 275 2014 90 110 78 278 2015 104 106 91 301 2016 83 113 99 295 Tổng 657 893 643 2193

Nguồn: Tác giả tính tốn từ dữ liệu của Stoxplus

Bảng 3.2 cho thấy, trong tổng số 2193 quan sát, có 657 trường hợp cổ tức tăng (chiếm 30%) và 893 trường hợp cổ tức giảm (chiếm 40,7%). Như vậy, tỷ trọng các doanh nghiệp có cổ tức thay đổi (tăng hoặc giảm) là 70,7%. Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán Mỹ và một số thị trường tài chính tại các nước phát triển trên thế giới, các công ty niêm yết hạn chế thay đổi cổ tức hơn, đặc biệt là giảm cổ tức. Nghiên cứu của Nissim & Ziv (2001) cho thấy tỷ lệ trường hợp cổ tức giảm trên thị trường chứng khoán Mỹ là 6%.

Tổng hợp các quan sát trong mẫu nghiên cứu, phân chia các ngành theo tiêu chuẩn phân ngành ICB mức độ 1 của Stoxplus như sau:

Bảng 3.3: Số lượng các quan sát thay đổi cổ tức theo ngành

Ngành Cổ tức tăng Cổ tức giảm Cổ tức không đổi Tổng Công nghiệp 278 425 304 1007 Hàng tiêu dùng 116 128 109 353 Nguyên vật liệu 95 149 78 322

Dịch vụ tiêu dùng 56 79 65 200

Tiện ích cộng đồng 52 45 32 129

Dược phẩm và Y tế 27 25 41 93

Công nghệ thông tin 23 31 9 63

Dầu khí 10 11 5 26

Tổng 657 893 643 2193

Nguồn: Tác giả tính tốn từ dữ liệu của Stoxplus

Bảng số liệu 3.3 cho thấy số lượng các quan sát trong ngành công nghiệp chiếm

số lượng cao nhất so với các ngành còn lại (1007 quan sát), chiếm gần 50% tổng số quan sát trong toàn bộ mẫu nghiên cứu (2193 quan sát). Con số trên có thể được giải thích do ngành cơng nghiệp có số lượng các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam lớn nhất toàn thị trường, chiếm 37,45% (bảng 2.2). Tuy nhiên, số

lượng các doanh nghiệp giảm cổ tức của ngành công nghiệp lên đến 425 quan sát,

trong khi số lượng các trường hợp tăng cổ tức chỉ là 278 quan sát. Ngành có số lượng quan sát lớn tiếp theo là ngành hàng tiêu dùng và nguyên vật liệu, tương ứng là 353 và 322 quan sát. Ngành cơng nghệ thơng tin và dầu khí là 2 ngành có số lượng quan sát thấp nhất trong mẫu nghiên cứu với 63 và 26 quan sát. Theo bảng phân ngành các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo tiêu chuẩn ICB mức độ 1 trong bảng 2.2 thì 2 ngành cơng nghệ thơng tin và dầu khí cũng là ngành có số lượng cơng ty niêm yết thấp nhất so với các ngành còn lại trên TTCK Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức và khả năng sinh lợi của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)