Nhóm giải pháp về luật và chính sách

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của nhtm nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (Trang 97)

- Kiểm tra không thường xuyên, đột xuất: tuỳ theo thực tế, NHNN và thanh tra chính phủ sẽ có cử đoàn thanh tra xuống kiểm tra việc thực hiện

16 Nguồn: Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội số 1097/BC-UBKT12 ngày /10/

3.2.1 Nhóm giải pháp về luật và chính sách

Về vấn đề tăng trưởng tín dụng của các NHTM

Trong thời điểm hiện nay thì cần hạn chế tín dụng phi sản xuất để ưu tiên cho các ngành SX tạo ra của cải nhưng về lâu dài khi nền kinh tế phát triển ổn định, thì tín dụng phi sản xuất vẫn cần phát triển để kích thích cho nền kinh tế phát triển, nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

Vấn đề tăng trưởng tín dụng cần hạn chế tăng trưởng tín dụng quá nóng ở một số ngành trong khi bỏ qua các ngành nông nghiệp, các khu vực kinh tế kém phát triển (khu vực nông thôn, miền núi, khu vực có tầm chiến lược quốc phòng v.v...) tức là cần vạch ra rõ sự cần thiết với các NHTM trong việc đầu tư vào các các ngành, các khu vực kinh tế chiến lược về an ninh chính trị, ổn định và duy trì công bằng xã hội về lâu dài.

Vấn đề tăng trưởng tín dụng cần gắn với kế hoạch chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Đó là ưu tiên tăng trưởng các các ngành Công nghiệp xanh, phát triển nông nghiệp theo hướng hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Cần có các quy định chặt chẽ hơn nữa trong vấn đề thẩm định rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản, khi các Ngân hàng đã tăng cường chất lượng tín dụng đương nhiên vấn đề tăng trưởng tín dụng Nhà nước sẽ không cần quản lý quá chặn chẽ.

Về vấn đề quản lý thị trường vàng thông qua các NHTM

Các giải pháp quản lý thị trường vàng thông qua các Ngân hàng thương mại: khuyến khích cho các Ngân hàng là nơi bảo quản cất giữ hộ và cung cấp các dịch vụ liên quan tới vàng. Qua hệ thống các NHTM, Nhà nước có thể tác động tới tâm lý của người dân về lâu dài như sau:

- Để các NHTM phát triển lĩnh vực sàn giao dịch vàng với các ràng buộc sau:

+ Không cho vay vàng để tránh nguồn tín dụng phi sản xuất gia tăng, tuy nhiên các NHTM có thể nhận vàng miếng làm tài sản đảm bảo để vay vốn.

+ Nhà nước không can thiệp quá sâu vào thị trường mà chỉ tác động vào thị trường khi có biến động về giá vàng cũng như không nên hiện thực ý tưởng huy động vàng trang dân cư thông qua các NHTM để sử dụng vào mục đích công. Cần tách biệt việc chi tiêu công với việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu huy động vàng của dân bởi ngay cả Chính phủ các nước phát triển cũng chưa đủ khả năng kinh doanh trong lĩnh vực này do rủi ro quá lớn.

+Thường xuyên có sự kiểm tra và công khai về chất lượng, khối lượng vàng hiện có tại Ngân hàng để tạo lòng tin của người liên quan.

+ Ngân hàng TM là nơi nhận gửi, lưu trữ vàng của cá nhân, tổ chức (Có thể thu phí, mức phí sẽ do NHTM cân đối nhưng cần có sự cạnh tranh chi phí để đảm bảo quyền lợi và khuyến khích người dân gửi lưu trữ vàng), Ngân hàng sẽ phát hành chứng chỉ tiền gửi vàng cho người gửi, chứng chỉ này cần có giá trị liên ngân hàng tức là khách hàng có thể tự do trao đổi giữa các NH, trong việc trao đổi này NHTM sẽ có thu phí (Cần xây dựng mức phí trần hợp lý). Các Ngân hàng vẫn có quyền đầu tư kinh doanh vàng nhưng khối lượng đầu tư cần phải giới hạn, và việc đầu tư sẽ phải qua một công ty kinh doanh vàng của Ngân hàng đó. Nhà nước có thể cấp phép kinh doanh vàng khi Ngân hàng đó đạt một số tiêu chuẩn như: chất lượng hoạt động, quy mô hoạt động, cơ cấu tài chính. Khi các Ngân hàng đã được cấp phép kinh doanh vàng nhưng suy giảm các chỉ tiêu và thuộc nhóm Ngân hàng không đủ chỉ tiêu thì các Công ty kinh doanh vàng bị buộc hạn chế hoạt động và chỉ có thể hoạt động trong mảng nhận vàng gửi không được phép mua bán vàng.

+ Kết hợp với mục tiêu điều chỉnh dòng tiền lưu thông trong dân chúng, Nhà nước có thể dùng việc nhập - xuất khẩu vàng, cung cấp hoặc dự trữ vàng trong kho của mình để làm một kênh điều tiết dòng tiền trong dân

chúng. Trước mắt cơ chế điều tiết này tương tự như cơ chế điều tiết USD tức là khi thị trường xuất hiện tình trạng giá vàng trong nước cao hơn so với thế giới, Nhà nước sẽ thông qua các NHTM bán ra một lượng dự trữ nhằm cân bằng giá vàng, khi giá vàng trong nước thấp hơn, Nhà nước sẽ thông qua các NHTM thu mua vàng. Vấn đề dự trữ vàng của Nhà nước trong việc bình ổn giá vàng thì lập kế hoạch Xuất - Nhập khẩu vàng

Nếu thị trường vàng được thực hiện như trên thì việc kinh doanh vàng tự do sẽ dần thu hẹp, các tiệm vàng sẽ trở lại đúng vai trò là cơ sở chế tác vàng. Mọi hoạt động đầu cơ đều được Nhà nước ngăn chặn vì quản lý các Ngân hàng TM sẽ dễ dàng hơn quản lý các tiệm vàng.

Về quản lý ngoại hối

Với vấn đề quản lý ngoại tệ với các NHTM, có một số điểm sau:

+ Không nên khuyến khích các NHTM cho vay các đối tượng thuộc nhóm thứ nhất (Là nhóm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng vay có ngoại tệ để trả nợ vay từ nguồn mua ngoại tệ của tổ chức tín dụng cho vay hoặc tổ chức tín dụng khác được cam kết bằng văn bản), tiến dần đến việc ngừng cho vay các đối tượng này.

+ Không sử dụng các biện pháp tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ vì đây biện pháp này làm tăng lãi suất tiền gửi ngoại tệ (Do tăng dự trữ bắt buộc làm tăng chi phí huy động ngoại tệ), đây là một trong những nguyên nhân làm tăng chi phí đầu vào cho sản xuất, nguyên nhân của lạm phát chi phí đẩy. Thay vào việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì Nhà nước cần quản lý chặt cho vay ngoại tệ.

+ Tiếp tục mở rộng và quản lý chặt chẽ mạng lưới thu đổi ngoại tệ của các Ngân hàng tránh việc tuồn ngoại tệ ra thị trường chợ đen (Quản lý bằng cách gián tiếp là nghiêm trị hành vi buôn bán ngoại tệ trái phép)

+ Đa dạng hóa cơ cấu dự trữ ngoại hối và tăng cường công tác quản trị rủi ro tỷ giá và lãi suất. Nên đưa các đồng ngoại tệ khác song hành cùng đồng đô la trong thanh toán Quốc tế, bằng các thỏa thuận hợp tác song phương với các quốc gia trong vấn đề thanh toán biên mậu (Hiện nay Việt Nam đã có thỏa thuận hợp tác thanh toán biên mậu với TQ) sử dụng quản lý dự trữ ngoại hối kết hợp với nợ nước ngoài của Quốc gia đó.

+ Khuyến khích việc cho vay ngoại tệ đối với các ngành xuất siêu bằng các biện pháp hỗ trợ lãi suất, ưu đãi thuế v.v....

+ Song hành với việc sử dụng công cụ tỷ giá làm công cụ hỗ trợ xuất khẩu, chúng ta vẫn phải chú trọng đến phát triển dựa vào năng suất lao động hàm lượng chất xám trong sản phẩm và chất lượng sản phẩm làm nền tảng của việc cạnh tranh xuất khẩu, đó mới thực sự là yếu tố phát triển bền vững.

+ Các Ngân hàng cần ấn định tỷ giá mua, bán của đồng Việt Nam đối với đô la Mỹ theo đúng quy định tại Quyết định số 230/QĐ-NHNN ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong hệ thống của tổ chức tín dụng; chủ động hoàn thiện quy định nội bộ và áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro cần thiết trong kinh doanh ngoại tệ.

Để quản lý tín dụng ngoại tệ có thể kết hợp với việc kiểm tra giám sắt thường xuyên bằng báo cáo sau (Mẫu Báo cáo của tác giả luận văn):

Bảng 3.1: Mẫu báo cáo cho vay ngoại tệ (tháng .../2011)

TT Tên Công ty/Ngành Doanh thu XK Chi phí đầu vào phải NK Tỷ trọng phần Chi phí phải NK/Tổng CP Doanh số vay Tốc độ phát triển Dthu XK hằng năm I Ngành dệt may 1 Cty A II Ngành nông nghiệp 1 Cty X ...

các Ngân hàng kê khai mẫu biểu trên (Từ các chi nhánh cho đến Ngân hàng TW) nộp cho NHNN, đột xuất NHNN sẽ đi kiểm tra tính đúng đắn của biểu trên. Giá trị của biểu:

- Hàng tháng, NHNN sẽ tập hợp được số liệu tình hình cho vay ngoại tệ của các ngành, đây là số liệu quan trọng trong vấn đề quản lý cho vay ngoại tệ.

- Qua báo cáo này có thể có các quyết định điều chỉnh việc cho vay ngoại tệ đối với các NH một cách kịp thời.

- Giúp các NHTW có thể giám sát tình hình cho vay ngoại tệ của chi nhành để quản lý.

Ví dụ:

Ngành X, Công ty A có doanh thu xuất khẩu là 100 tỷ (Tổng Doanh thu là 120 tỷ, tức là Cty này đã tiêu thụ nội địa 20 tỷ). Để phục vụ cho sản xuất, Cty phải chi mất 100 tỷ, trong đó nhập khẩu nguyên vật liệu mất 80 tỷ, còn lại nhân công và các chi phí có thể mua được trong nước là 20 tỷ, như vậy tỷ trọng phần chi phí phải nhập khẩu/tổng chi phí là: 80/100 = 80%

Như vậy với các số liệu của Cty A thì Doanh số vay ngoại tệ lý tưởng phải ≤ 80% x Doanh thu xuất khẩu ~ 80% x 100 tỷ = 80 tỷ.

Công ty đó vay ngoại tệ trong năm, nếu vay hơn 80 tỷ thì hoặc Cty đó đã vay ngoại tệ đầu tư máy móc thiết bị cần thiết cho SXKD, điều này có thể chấp thuận được, nếu không đầu tư tài sản thì dứt khoát hoạt động vay vốn có vấn đề như đảo kỳ hạn nợ, NHNN hoặc NHTW sẽ có kiểm tra.

Cũng Cty đó, theo tốc độ phát triển Doanh thu hàng năm dự báo năm tới Công ty sẽ tăng trưởng Doanh thu xuất khẩu là 10% ~ 110 tỷ Doanh thu xuất khẩu, vì vậy việc vay ngoại tệ vượt 80 tỷ để thanh toán nguyên vật liệu vẫn có thể chấp nhận được, tuy nhiên Cty phải có tiềm năng phát triển bằng thực tế, và mức vay vượt không quá là (110 tỷ - 100 tỷ) x 80% = 8 tỷ.

là Doanh thu xuất khẩu) Chi phí bỏ ra mất 90 tỷ, trong đó nguyên vật liệu nhập khẩu mất 70 tỷ (chiếm 77,8% tổng chi phí SX), chi phí nhân công và nguyên vật liệu trong nước mất 20 tỷ.

Nếu không có hoạt động vay đầu tư máy móc thiết bị, Cty đó cũng chỉ có thể vay tối đa 77,8 tỷ ngoại tệ, tức là NH chỉ hỗ trợ 7,8 tỷ (bằng 77,8 tỷ - 70 tỷ) tiền vay ngoại tệ để thanh toán các chi phí trong nước khác, phần còn lại buộc Cty đó phải dùng tiền bán ngoại tệ để chi trả các chênh lệch này.

Đến vấn đề quản lý tín dụng bất động sản

Với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế nhất là thời điểm hiện nay Chính phủ cần thắt chặt hơn nữa việc cho vay lĩnh vực BDS, yêu cầu cân nhắc trong xét duyệt mức giải ngân các dự án BĐS. Có thể bắt buộc mức vốn tự có trong các dự án cho vay BĐS của người vay lên từ 50 - 70% (Hiện nay các Ngân hàng đang áp dụng mức vốn tự có của khách hàng trong các dự án cho vay BĐS từ 20 - 30%). Song song với thắt chặt tín dụng BĐS là quản lý các nguồn đầu tư vốn từ nước ngoài vào BĐS với nguồn để tránh việc giới đầu tư nước ngoài trục lợi do thao túng BĐS. Khuyến khích dành các nguồn lực này cho các lĩnh vực quan trọng khác.

Nhà nước có thể tham khảo giải pháp của Chính phủ Mỹ những năm 1930 về vấn đề giải quyết nguy cơ vỡ bong bóng nhà ở. Đó là thành lập Quỹ cho vay sở hữu nhà (HOLC). Chức năng cơ bản của HOLC là hỗ trợ tài chính cho chủ sở hữu nhà để họ không bị tịch biên nhà ở, đồng thời hỗ trợ cho các Ngân hàng chủ nợ. Chương trình này chỉ tập trung vào việc hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp bằng việc cho vay lãi suất thấp, thời gian vay tương đối dài, quyền sở hữu thuộc về HOLC cho đến khi hộ gia đình đó trả hết nợ. Trường hợp hộ gia đình vẫn không thể trả nợ thì HOLC sẽ cho thuê với giá thuê hợp lý hoặc chuyển cho đối tượng khác mua lại. Thành công của chương trình là giúp cho thị trường BĐS không bị khủng hoảng, hỗ trợ đúng đối

tượng cần nhà ở đồng thời giúp cho Ngân hàng tránh gia tăng nợ xấu, tuy nhiên cần có hệ thống giám sát hữu hiệu trong vấn đề phát hiện tiêu cực và loại trừ các đối tượng đầu cơ khỏi danh mục hỗ trợ.

Trong dài hạn, sau khi khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước kết thúc, vấn đề quản lý tín dụng BĐS vẫn cần thắt chặt và giới hạn để tránh đầu cơ.

Về vấn đề khả năng thanh khoản của các NHTM,

Để giảm thiểu rủi ro thanh khoản, góp phần ổn định thị trường vốn trước hết cần ổn định tâm lý của người gửi, đó là các biện pháp sau:

- Hạn chế và dần xóa bỏ các dạng tiền gửi như: tiền gửi có kỳ hạn “được rút gốc linh hoạt” và khi rút gốc trước hạn “được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi” v.v… khách hàng có quyền gửi và có quyền rút tiền trước hạn nhưng phải chịu lãi suất thấp hơn hoặc lãi suất không kỳ hạn cho thời gian gửi thực tế. Quy định này cần làm nghiêm và áp dụng với tất cả các NH. Khi các NH đều áp dụng như nhau thì thị trường huy động vốn sẽ phần nào yên ổn.

- Việc khuyến mại áp dụng với tiền gửi cần có quy định cụ thể, áp dụng từng thời kỳ trong năm để tạo niềm hứng khởi cho khách hàng, không nên tổ chức tràn lan làm bình phong cho cạnh tranh ngầm nổ ra.

- Hạn chế sự phát triển quá nóng của các thị trường chứng khoán, BĐS, thị trường vàng, một là đảm bảo cho sự phát triển bình ổn của xã hội và của các thị trường đó, hai là tạo ra thị trường huy động vốn ổn định.

Giảm thiểu rủi ro thanh khoản bắt buộc phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ của từng Ngân hàng về kế hoạch huy động và sử dụng vốn, phải lập kế hoạch vốn cụ thể. Hoạt động giám sát phải liên tục hàng ngày, xử lý thông tin và cảnh báo nhanh để kịp thời xử lý, ngăn chặn rủi ro. Công việc giám sát này đòi hỏi các TCTD phải lập báo cáo nhanh hàng ngày và vấn đề này thường được giải quyết bởi các chương trình, phầm mềm Kế toán.

trường 2), khống chễ lãi suất liên ngân hàng tương tự như lãi suất thông thường. Kèm theo là các hoạt động thanh tra giám sát xử phạt như với thị trường 1

Mặt khác NHNN cần phát triển nghiệp vụ thị trường mở với lãi suất hợp lý để hỗ trợ các NH trong vấn đề huy động và sử dụng vốn linh hoạt, quản lý thị trường vốn liên ngân hàng giúp các NHTM quy mô nhỏ có thêm một nguồn vốn có thể tiếp cận.

Và cuối cùng là quản lý chất lượng tín dụng của các Ngân hàng TM

Nhà nước cần khuyến khích các NH sử dụng tiêu thức thứ 2 (tiêu thức định tính tức là phân loại nợ dựa trên kết quả Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ) để phân loại nợ khách hàng. Đồng thời xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về các tiêu thức phân loại nợ khách hàng cả Doanh nghiệp và cá nhân cho các Ngân hàng.

Đưa chất lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại làm tiêu thức để

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của nhtm nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w