Theo báo cáo của Bộ Công thương

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của nhtm nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (Trang 63)

- Kiểm tra không thường xuyên, đột xuất: tuỳ theo thực tế, NHNN và thanh tra chính phủ sẽ có cử đoàn thanh tra xuống kiểm tra việc thực hiện

11Theo báo cáo của Bộ Công thương

Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa. Trong điều kiện thị trường tài chính còn sơ khai, tín dụng ngân hàng vẫn là kênh chủ yếu cung ứng vốn cho chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế trong suốt hơn 20 năm qua.

Một số hoạt động, chương trình đóng góp về mặt thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Hệ thống NHTM.

+ Từ trước đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Hội nông dân Việt Nam có mối quan hệ hợp tác khăng khít trong sự nghiệp đổi mới, nâng cao đời sống Nhân dân, phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật. Đây là chương trình mang tính phúc lợi xã hội riêng có của của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Bằng cách thành lập các tổ vay vốn tại các cấp cơ sở với các phương án vay từ 10 triệu đồng trở xuống (Cụ thể theo Nghị quyết liên tịch số 2308/NQLT – 1999 ngày 09/10/1999 giữa Hội nông dân Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam về tổ chức thực hiện chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển Nông nghiệp và Nông thôn) chương trình hợp tác này đã giúp cho các hộ nông dân nghèo tiếp cận được nguồn vốn vay ổn định, chi phí thấp từ đó có vốn để bứt phá khỏi cảnh hộ nghèo. Chương trình này đúng như nội dung nghị quyết đã nêu cao tinh thần tương trợ, hợp tác giữa các Hội viên trong tổ vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả đồng thời giúp Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT quảng bá thương hiệu mở rộng địa bàn xuống tận các làng xã, vùng sâu vùng xa.

+ Thông qua các NHTM trong nước để thực hiện các dự án tài chính nông thôn do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ. Đặc trưng của các dự án này là cho vay các đối tượng tại khu vực Nông nghiệp, nông thôn, hộ nghèo, ưu tiên đối tượng vay là phụ nữ, dân tộc thiểu số. Dự án có phân tích đánh giá hàng năm về hiệu quả, năng suất lao động, khả năng cạnh tranh của sản phẩm và chú trọng đến các tác động môi trường của dự án vay. Chính vì vậy, các dự án này

đã và đang góp phần làm thay đổi bộ mặt của khu vực nông nghiệp, nông thôn (Chương trình cho vay uỷ thác này có sự tham gia của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Ngân hàng quản lý vốn uỷ thác và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn – đơn vị triển khai xuống các cơ sở)

Trong giai đoạn hiện nay, ngành Ngân hàng đang từng bước vững chắc trở thành công cụ điều tiết vĩ mô, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội ổn định phát triển bền vững.

2.2.2.3 Các tồn tại, hạn chế trong hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam hiện nay

Bài học từ thị trường chứng khoán từ những năm 2006-2007, khi thị trường chứng khoán bùng nổ thì được các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước tung hô là “thị trường phát triển nhanh nhất” hoặc “mới ra đời nhưng đã sớm có sự phát triển đuổi kịp theo thông lệ quốc tế”, ngày nay chúng ta không còn được nghe thấy những lời như thế khi thị trường chứng khoán ngày càng ảm đạm cùng với nhiều vụ phá sản của các Công ty chứng khoán.

Trở lại vấn đề chính, Ngân hàng là một trong những cộng đồng kinh doanh đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn cao, giám sát chặt cả về pháp lý và đạo đức. Vì thế, người ta gọi ngân hàng là một hệ thống quan trọng của nền kinh tế. Nhưng thực tế hệ thống đó đã bị phá vỡ nhiều mảng khi các ngân hàng không tôn trọng kỷ luật và xuống cấp về đạo đức như những biểu hiện của thời gian qua.

Còn nhiều tồn tại trong hoạt động, về nghiệp vụ, hạn chế về chuyên môn Hạn chế trong nghiệp vụ thẩm định rủi ro

Thời gian gần đây cơ quan luật pháp ngày càng phát hiện các vụ án tiền tỷ liên quan tới Cán bộ Ngân hàng. Theo thống kê ngày 30/06/2011 của NHNN cho thấy tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng Thương mại Nhà nước cao với các NHTM cổ phần, như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

tỷ lệ nợ xấu là 6.67%, Ngân hàng Vietinbank là 3.47% trong khi các NHTM cổ phần khác tỷ lệ nợ xấu chỉ khoảng từ 2,9%, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành là 3.04%. Tỷ lệ nợ xấu tập trung phần lớn tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nguyên nhân là do mạng lưới của các Ngân hàng này lớn, mô hình quản lý còn nhiều sơ hở chưa chặt chẽ. Tuy nhiên là phần nổi của tảng băng vì các NH đều cố dấu tình hình thực tế của mình. Theo Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch dự đoán nợ xấu của NHTM của Việt nam phải lên tới 13% tổng dư nợ.

Cơ quan này đã hạ xếp hạng nợ của Việt Nam bởi lo lắng về việc vay tiền từ nước ngoài và sự suy yếu trong hệ thống ngân hàng. Xếp hạng tín dụng ngoại tệ và nội tệ của Việt Nam bị hạ xuống mức B+ từ mức BB-, triển vọng ổn định. Mức xếp hạng mới nằm dưới mức đầu tư 4 bậc. Việc bị hạ xếp hạng tín dụng này tương phản với việc tín nhiệm tín dụng tại phần lớn các nước mới nổi, từ Indonexia cho đến Ukraina tăng lên trong năm nay.

Bà Ai Ling Ngiam, giám đốc Fitch tại châu Á, trong tuyên bố mới nhất khi hạ xếp hạng tín dụng nói: “Tín nhiệm ngoại tệ của Việt Nam đi xuống bởi tình hình tài chính yếu đi và yêu cầu cấp vốn tăng cao trong bối cảnh khung chính sách vĩ mô không nhất quán”. Đại diện của Fitch cũng cho rằng khung chính sách kinh tế của Việt Nam hiện chưa thực sự nhất quán và hệ thống ngân hàng còn tồn tại nhiều yếu kém [12]

- Thiếu sự hợp tác giữa các NH, giữa các NH với cơ quan hữu quan (Sở tài nguyên, sở tư pháp, cơ quan Công an, Toà án, Trung tâm bán đấu giá tài sản, trung tâm định giá tài sản…)

Các NH chưa có sự gắn kết trong hoạt động và thường xảy ra tình trạng che dấu thông tin khách hàng (Thực ra để tìm hiểm thông tin khách hàng thì

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của nhtm nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (Trang 63)