Tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của nhtm nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (Trang 56 - 59)

- Kiểm tra không thường xuyên, đột xuất: tuỳ theo thực tế, NHNN và thanh tra chính phủ sẽ có cử đoàn thanh tra xuống kiểm tra việc thực hiện

2.1.2Tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam

9 Webside: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2.1.2Tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ về tổ chức, cơ cấu, quy trình kinh doanh, sản phẩm công nghệ v.v.... từng bắt kịp với các hệ thống Ngân hàng thương mại trên toàn khu vực và toàn thế giới.

Về dịch vụ đã đáp ứng được tương đối nhu cầu của người tiêu dùng do mạng lưới các điểm giao dịch tương đối rộng do sự liên kết hợp tác giữa các Ngân hàng. Về cơ bản, sản phẩm dịch vụ của các NHTM Việt Nam cũng gần tương đương với các NHTM trên thế giới về số lượng. Chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện đổi mới do sự cạnh tranh giữa các NH.

tiền mặt, chính vì vậy đây là một trong những trở ngại lớn ảnh hưởng tới hiệu quả của các chính sách tiền tệ được thực thi tại Việt Nam. Tại các nước phát triển, giao dịch chủ yếu thông qua séc, thanh toán chuyển khoản trong các hoạt động từ thanh toán hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ phục vụ sinh hoạt cho đến mua sắm nhà cửa, phương tiện vận tải, thậm chí việc nộp phạt cũng được trích tự động tại tài khoản giao dịch v.v… Các dịch vụ tín dụng trả góp rất phát triển. Chính vì vậy tính minh bạch trong thu nhập rất cao.

Trong khi đó tại Việt Nam người dân có thói quen dùng tiền mặt. Mặt khác thu nhập trung bình thấp, không ổn định và ngân hàng khó kiểm soát nguồn thu nhập của cá nhân. Đối với các doanh nghiệp Việt nam ( trong đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ lệ khá lớn) có tình hình hoạt động về mặt báo cáo số liệu không rõ ràng, minh bạch. Chính vì lẽ đó giữa ngân hàng và khách hàng khó gặp nhau, hiện tại các Nhà nước đang thắt chặt việc thanh toán giao dịch bằng tiền mặt thông qua các quy định đối với các Doanh nghiệp (Quy định trong trả lương, thanh toán hóa đơn chi phí đầu vào, thắt chặt các hoạt động cho vay bằng tiền mặt v.v…) đồng thời với các NH đang xúc tiến các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua các thiết bị tiện dụng cho ngưới sử dụng như POS, cây ATM v.v…

Đánh giá về phương tiện thanh toán chủ yếu của Việt Nam, có thể nhận thấy là nước ta có tỷ lệ thanh toán tiền mặt rất cao, năm 1997 tỷ lệ thanh toán tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán là 32,2%, đến năm 2006, tỷ lệ này là khoảng trên 17% trong khi ở các nước phát triển như Thuỵ Điển Na uy ... tỷ lệ này thấp dưới 1%,

Tại các thành phố lớn, là đầu tầu kinh tế cho khu vực (Hà nội, TP HCM, Đà nẵng Quảng Ninh v.v...) thị trường BĐS trong các năm gần đây luôn phát triển nóng. Trong đó chắc chắn phần lớn là do nạn đầu cơ đất đai với các chiêu bài đơn giản như lập dự án biến đất nông nghiệp thành khu đô thị hoặc

tung tin đồn để kích giá đất lên nhằm kiếm lời.

Về hoạt động kinh doanh ngoại hối, theo pháp lệnh ngoại hối 2005 và Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 26/12/2006 của CP hướng dẫn thi hành pháp lệnh ngoại hối, NHTM là đầu mối hút ngoại tệ chủ yếu từ thị trường (Cụ thể là từ Doanh thu xuất khẩu và nguồn kiều hối nước ngoài gửi về), góp phần hạn chế tình trạng đô la hoá nền kinh tế. Hoạt động mua bán, cho vay ngoại tệ của các NHTM đã giúp hỗ trợ các Doanh nghiệp trong nước thuận tiện và chủ động trong việc giao dịch thanh toán với các đối tác nước ngoài, thúc đẩy việc xuất nhập khẩu phát triển. Một số các NHTM Việt nam đã tham gia Western Union (WU) là tổ chức cung cấp dịch vụ chuyển tiền nhanh toàn cầu hay ký kết Hợp đồng Kiều hối chính thức với công ty Alfardan, Qatar, (Là dịch vụ chuyển tiền kiều hối một chiều từ Qatar về Việt Nam)...

Trong các hoạt động của các NHTM thì tín dụng vẫn là hoạt động mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho Ngân hàng, bất chấp các rủi ro tiềm tàng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng đóng góp đến 96-97% tổng thu nhập, còn nguồn thu từ dịch vụ rất khiêm tốn, chỉ 3-7% trong tổng thu nhập. Trong khi tại các NHTM nước ngoài, tỷ lệ này có thể lên tới 15%.

Cùng với sự phát triển kinh tế Việt Nam, các NHTM là nguồn cung cấp vốn, các sản phẩm bảo lãnh hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là công cụ thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng, thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung vốn và góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Với thực tế của Việt nam hiện nay các Doanh nghiệp hầu hết đều là các DN vừa và nhỏ, vốn ít hoạt động chủ yếu nhờ nguồn vốn chiếm dụng từ thương mại và vốn vay Ngân hàng thì sự hỗ trợ tài chính từ các NHTM như hiện nay là điều hết sức cần thiết.

Sau đây là thống kê doanh số cho vay của các ngân hàng tại Việt Nam qua một số năm gần đây:

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng số 506,711 578,315 1.300.183 2.450.724 2.679.416 * Chia theo loại tín dụng

- Ngắn hạn 404,021 472,67 1.014.691 1.915.088 2.216.829- Trung, dài hạn 102,69 105,648 285,492 535,636 462,587 - Trung, dài hạn 102,69 105,648 285,492 535,636 462,587 * Chia theo loại tiền

- Bằng tiền VNĐ 258,86 367,627 892,541 1.860.113 2.088.933- Bằng ngoại tệ (quy đổi VNĐ) 247,851 210,688 407,642 590,611 590,483 - Bằng ngoại tệ (quy đổi VNĐ) 247,851 210,688 407,642 590,611 590,483 * Chia theo loại ngân hàng

- Ngân hàng thương mại quốc doanh 165,057 164,623 329,514 495,149 296,113- Ngân hàng thương mại cổ phần 151 316 255,364 700,054 1.449.534 1.991.819 - Ngân hàng thương mại cổ phần 151 316 255,364 700,054 1.449.534 1.991.819 - Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài 190,339 158,328 270,615 506,021 391,484

(Nguồn: Cục thống kê TP Hồ Chí Minh, Số liệu KTXH)

2.2 Đánh giá thực trạng và tác động của quản lý Nhà nước với các hoạt động của các NHTM ở Việt Nam hiện nay trong nhiệm vụ chống lạm

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của nhtm nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (Trang 56 - 59)