Về đối tượng: luận văn nghiên cứu các công cụ, chính sách của Nhà nước nhằm quản lý hoạt động kinh doanh của các NHTM, nghiên cứu vai trò,

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của nhtm nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (Trang 29 - 32)

nước nhằm quản lý hoạt động kinh doanh của các NHTM, nghiên cứu vai trò, chức năng và nhiệm vụ của các NHTM trong nền kinh tế nói chung và công cuộc quản lý kinh tế nói riêng của Việt Nam hiện nay.

- Phạm vi nghiên cứu: các công cụ, chính sách quản lý của Nhà nước cùng với hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt nam từ 2008 trở lại đây.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu vấn đề quản lý Nhà nước đối với hoạt động của NHTM nhằm điều tiết kinh tế vĩ mô với phương pháp nghiên cứu hiện tượng thực tế nền kinh tế mà cơ bản là hoạt động kinh doanh của các NHTM và sự quản lý của Nhà nước, với các phương pháp nghiên cứu như sau: phương pháp thống kê để hệ thống hoá và tổng hợp số liệu phục vụ cho mục đích nhiên cứu, phương pháp so sánh đối chiếu để đánh giá mối tương quan giữa các số liệu, phương pháp tổng hợp với mục đích lọc ra các thông tin cần thiết áp dụng cho nghiên cứu.

Số liệu dùng trong luận văn được thu thập: từ số liệu thống kê về GDP, của Việt Nam qua các năm 2000-2010 của Tổng Cục thống kê Việt Nam, Doanh số cho vay các Ngân hàng tại Việt Nam qua các năm 2006 – 2009 tại cục thống kê của TP Hồ Chí Minh, số liệu về lãi suất chiết khấu từ các năm 2000 – 2011, biến động tỷ lệ dự trữ bắt buộc các năm từ 2007 đến nay của Ngân hàng nhà nước, số liệu tham khảo về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của một số Ngân hàng Thương mại tại Việt Nam do Hãng truyền thông tài chính StoxPlus cung cấp, biểu đồ theo dõi giá vàng 10 năm trở lại đây tại trang web www.kitco.com , số liệu giá Bất động sản tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh tại trang web nội bộ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, các diễn đàn BĐS trên mạng

5. Dự kiến đóng góp của luận văn:

Luận văn là kết quả quá trình tổng hợp, phân tích hiệu quả của các chính sách kinh tế của Nhà nước với hoạt động kinh doanh của các NHTM trong cuộc chiến chống lạm phát, ổn định kinh tế để tìm ra các tồn tại, khó khăn khi triển khai các chính sách, các công cụ quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM từ đó đề xuất ra các giải pháp để giải quyết các tồn tại, khó khăn đó.

6. Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Sự cần thiết phải tăng cường quản lí nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của NHTM nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Chương 2: Thực trạng quản lí Nhà nước với các hoạt động kinh doanh của NHTM

Chương 3: Tăng cường quản lí Nhà nước với hoạt động kinh doanh của các NHTM trong kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM NHẰM NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM NHẰM

MỤC TIÊU KIỀM CHẾ LẠM PHÁT, ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ1.1 Vai trò NHTM trong việc tham gia kiềm chế lạm phát, ổn định kinh 1.1 Vai trò NHTM trong việc tham gia kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

1.1.1 Khái niệm chung về NHTM

1.1.1.1 Khái niệm NHTM

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về NHTM. Chẳng hạn, ở Mỹ: Ngân hàng thương mại được coi là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.

Trong khi đó, đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính” [1]

Ở Việt Nam, theo Pháp lệnh “Các tổ chức tín dụng ” (1990) thì NHTM được định nghĩa như sau: “Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu là thường xuyên nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.

Theo "Luật Các tổ chức tín dụng" (2010) [2] thì Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Như vậy có thể nói tổng quát, Ngân hàng thương mại là các định chế tài chính có nhiệm vụ cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với với nghiệp vụ

1 Khái niệm NHTM: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Hoạt động của các Ngân hàng thương mại không chỉ giới hạn trong lĩnh vực sản xuất thương mại mà còn bao gồm các hoạt động khác như cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính, bảo lãnh và nhiều dịch vụ khác.

1.1.1.2 Các sản phẩm chính của NHTM:

Các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại tại Việt Nam bao gồm nhiều hoạt động trong đó có thể chia làm 03 nhóm chính sau [3]:

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của nhtm nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w