Thực trạng quản lý Nhà nước với hoạt động của các NHTM nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của nhtm nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (Trang 77)

- Kiểm tra không thường xuyên, đột xuất: tuỳ theo thực tế, NHNN và thanh tra chính phủ sẽ có cử đoàn thanh tra xuống kiểm tra việc thực hiện

2.2.2.Thực trạng quản lý Nhà nước với hoạt động của các NHTM nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

15 Tổng hợp từ webside: laodong.com.vn: Có hay không chuyện vỡ bong bóng bất động sản.

2.2.2.Thực trạng quản lý Nhà nước với hoạt động của các NHTM nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

2.2.2.1 Mục tiêu quản lý Nhà nước với các hoạt động của các NHTM

Hiện nay hoạt động ngành Ngân hàng đang được sự quan tâm của toàn xã hội. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã và đang tạo mọi điều kiện để hỗ trợ ngành Ngân hàng phát triển. Bằng chứng là trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước rất ủng hộ chủ trương mua bán, sáp nhập, hợp nhất giữa các ngân hàng. Đây là biện pháp được đánh giá là nhằm giảm nhanh các ngân hàng yếu kém với chi phí ít nhất, đồng thời góp phẩn xóa bỏ tình trạng cạnh tranh manh mún giữa các Ngân hàng, đảm bảo các Ngân hàng hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống.

Mục tiêu quản lý của Nhà nước với hoạt động của các NHTM trước hết sẽ ưu tiên giải quyết vấn đề kiềm chế lạm phát thông qua quản lý tăng trưởng tín dụng, tăng cường chất lượng tín dụng, ổn định lãi suất huy động và cho vay, từng bước giảm tỉ lệ cung cấp vốn cho đầu tư phát triển từ hệ thống ngân hàng thương mại; nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ ngân hàng. Trong bài phát biểu tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) ngày 06/12/2011, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã nêu: Mục tiêu của Việt Nam trong 5 năm tới là phấn đấu có 2 Ngân hàng đủ sức cạnh tranh với các Ngân hàng trong khu vực và từ 10-15 Ngân hàng đủ lớn để làm trụ cột cho cả hệ

thống Ngân hàng Việt Nam

Qua các văn kiện của Đảng và chính phủ cho thấy đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM, quản lý Nhà nước sẽ tập trung giải quyết các vấn đề về:

- Hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng.

- Mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt.

- Điều hành chính sách lãi suất, tỉ giá linh hoạt theo nguyên tắc thị trường. - Đổi mới chính sách quản lý ngoại hối và vàng; từng bước mở rộng phạm vi các giao dịch vốn; tăng cường kiểm tra, kiểm soát tiến tới xóa bỏ tình trạng sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam.

- Tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa.

- Kiện toàn công tác thanh tra, giám sát hoạt động tài chính, tiền tệ.

2.2.2.2 Sự hạn chế trong quản lý Nhà nước với các hoạt động của các NHTM trong các mục tiêu đặt ra.

Trong mối quan hệ khăng khít giữa Doanh nghiệp, cá nhân với NH (Mảng tín dụng) diễn ra với các vấn đề sau:

- Với một nền kinh tế đang lạm phát, lãi suất tăng cao như Việt Nam hiện nay (Năm 2008 lãi suất bình quân các NH lên cao tới 21% từ tháng 5 đến tháng 12 sau đó giảm dần ở mức phổ thông là 12%, tuy nhiên lãi suất đã lên tới 22,5% vào năm 2011) chỉ có 2 loại khách hàng vẫn tiếp tục vay vốn tại Ngân hàng đó là:

+ Các khách hàng có tình hình tài chính xấu, buộc phải vay vốn và đảo nợ mới duy trì được hoạt động, các khách hàng này đều phải chấp nhận vay vốn ở mọi mức giá, kỳ vọng của họ là chờ đợi thời cơ kinh tế phục hồi để thoát nạn. Tuy nhiên nếu như khủng hoảng kinh tế kéo dài thì phá sản với các

khách hàng này chỉ là vấn đề thời gian

+ Loại khách hàng thứ 2 là khách hàng có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tốt tuy nhiên thiếu vốn, họ chấp nhận vay vốn với lãi suất cao để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, biết là hoà vốn hoặc thậm chí lỗ - với một mục đích cao hơn là duy trì và phát triển khách hàng truyền thống, còn các Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính tốt, vốn lớn (Chủ yếu là các khách hàng có lợi thế trong ngành khai thác tài nguyên khoáng sản, lâm sản, du lịch v.v....) sẽ giảm dư nợ thậm chí không vay để đảm bảo lợi nhuận cao nhất.

- Trên thị trường vốn hiện nay, không có nhiều lựa chọn cho các khách hàng trong vấn đề chọn Ngân hàng vay vốn, bởi lãi suất, chính sách tín dụng của các NH không có nhiều khác biệt. Với các NHTM Nhà nước, lãi suất thực tế thường thấp hơn nhưng thủ tục phức tạp và điều kiện vay vốn thường khó trong khi các NHTM khác (NH cổ phần, liên doanh v.v...) lãi suất đi vay thực tế luôn cao hơn lãi suất niêm yết thường từ 4-7% tuy nhiên điều kiện vay vốn thoáng, thủ tục nhanh gọn miễn là khách hàng đủ điều kiện.

- Sự cạnh tranh ngầm giữa các Ngân hàng về huy động vốn bằng lãi suất đi đêm đã gây mất ổn định cho thị trường này, bắt nguồn từ quy mô của các NH và sự quản lý lỏng lẻo của Nhà nước. Các NH lớn với mạng lưới rộng thường dễ tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, có nhiều khách hàng hơn do đó dễ dàng huy động vốn trong khi các NHTM nhỏ hạn chế về điều này. Các NH này không thể cạnh tranh về mạng lưới giao dịch với các NH lớn mà chỉ có thể lôi kéo khách hàng bằng các chiêu bài tăng lãi suất tiền gửi, các đợt khuyến mại, thưởng nóng lãi suất v.v... Đây thực tế của các NHTM tại Việt Nam hiện nay.

- Các NHTM luôn đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu do đó họ sẽ đầu tư vào những nơi sinh lời lớn nhất bất chấp rủi ro. Trong các năm 2007 đến nay, các lĩnh vực phát triển nóng nhất là lĩnh vực kinh doanh bất động sản

chứng khoán, lĩnh vực đóng tàu trong khi các ngành nghề cơ bản như nông nghiệp, dệt may, các ngành nghề thủ công truyền thống thì bị xem nhẹ.

Với ngành đóng tàu - từng được xem là ngành mũi nhọn, đến nay chúng ta đã chứng kiến sự khủng hoảng của ngành đóng tàu mà tiêu biểu là Vinashin với số nợ xấu lên tới trên 80.000 tỷ đồng (Nếu kể hệ luỵ tới các Doanh nghiệp có liên quan trong vấn đề kinh doanh thì tổn thất về tài chính còn gấp nhiều lần).

Thị trường chứng khoán đã qua thời sôi động và hiện đang chìm trong không khí ảm đạm, khó có thể phục hồi như các năm 2006-2007. Từ đầu năm đến nay giá cổ phiếu giảm mảnh, cụ thể HNX-Index giảm gần 40 %, VN-Index giảm xấp xỉ 16%. Xuất hiện ngày càng nhiều mối lo ngại về sự sụp đổ thị trường Chứng khoán từ việc thu hẹp tín dụng chứng khoán từ các NHTM, dẫn đến các CTCK cắt lỗ, rồi làn sóng rút vốn của các nhà đầu tư ngày một nhiều.

Thị trường BĐS hiện nay đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ và với sức ép của các Công ty đầu tư, BĐS Bộ xây dựng đang phải chính thức lên tiếng về chính sách thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của Ngân hàng Nhà nước. Đây là hệ quả của việc quá dễ dãi của các NHTM khi tiếp cận các dự án BĐS (Như phần trên đã đề cập)

Cuộc họp ngày 26/8/2011 của NHNN với lãnh đạo 12 ngân hàng thương mại lớn ở Hà Nội không hoàn toàn mang lại một kết quả như nhiều doanh nghiệp và cả các ngân hàng trông đợi. Những biện pháp được NHNN nêu ra chủ yếu mang tính định hướng mà đã được các ngân hàng "nằm lòng" từ trước đó, nhưng lại thiếu hẳn phần thuyết minh định lượng thông qua những con số cụ thể. Chẳng hạn như khối ngân hàng lớn thừa vốn bao nhiêu và khối ngân hàng nhỏ thiếu bao nhiêu vốn, để từ đó NHNN định ra kế hoạch sẽ điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu như thế nào, trong một lộ trình ra sao.

nhận chủ trương kéo giảm lãi suất cho vay xuống mức 17-19%. Nhưng chấp nhận là một chuyện, còn có thực hiện được hay không là chuyện khác. Một thực tế cần thừa nhận là lâu nay niềm tin của các ngân hàng và doanh nghiệp vào NHNN không quá bền vững. Niềm tin đó càng trở nên lơ là khi sau tháng 6/2011, 6 ngân hàng không bảo đảm được tỷ lệ dư nợ phi sản xuất ở mức 22% theo yêu cầu của NHNN đã không bị xử lý; cũng như sau quy định trần lãi suất huy động tối đa 14% của NHNN, vẫn có rất nhiều ngân hàng thản nhiên vi phạm nhưng vẫn không bị phạt.

Vậy nên cho tới nay nhiều doanh nghiệp, ngân hàng và người dân vẫn khá hoài nghi vào khả năng có thể kéo giảm lãi suất cho vay về 17-19%. Kéo giảm bằng cách nào đây? Nếu dựa vào đà giảm dần của lạm phát thì không có gì chắc chắn vì lạm phát vẫn giống như một con ngựa bất kham, có thể lập đỉnh vào tháng 8/2011, nhưng chưa biết đến cuối năm có được giữ chặt cương hay không. Hoặc áp dụng mệnh lệnh hành chính? Với quy định lãi suất huy động tối đa 14% mà còn không quản được, thì lấy gì để bảo đảm là những ngân hàng đã quen với lãi suất đến 25% sẽ chịu giảm 5-6%?

Một thực tế là các Ngân hàng TM không quá quan tâm đến việc tăng hay duy trì lãi suất cho vay ở mức cao, mà quan tâm chủ yếu tới chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Chỉ một thời gian ngắn nữa, với thực trạng tồn vốn như hiện nay và đang có chiều hướng vốn tồn tăng lên, nếu ngân hàng không đẩy mạnh cho vay thì bản thân họ cũng giống như giới đại gia bất động sản - có thể chết lâm sàng ngay trên đống tài sản của mình.

Mà muốn cho vay được thì đương nhiên phải hiểu ra một điều: giảm lãi suất. Không chỉ giảm về mức "từ thiện" 17% hay 18%, mà trong tương lai còn phải giảm hơn nữa, về đến vùng 12-13%, thậm chí thấp hơn (Có lúc lãi suất cho vay ngắn hạn của một số NH chỉ còn 9%/năm). Khi đó, doanh nghiệp mới đủ can đảm ký hợp đồng vay vốn, nền kinh tế mới có thể phục hồi

phần nào sau suy thoái. Khi đó, các ngân hàng sẽ tồn tại chủ yếu bởi đối tượng doanh nghiệp vay vốn của họ chứ không phải do những khách hàng "truyền thống" quen gửi tiền với lãi suất huy động cao ngất ngưởng.

Về tính hiệu dụng của các Quy định chính sách hiện nay của Nhà nước ban hành để quản lý hoạt động của các Ngân hàng, có một số nổi bật sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 01/03/2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ra chỉ thị số 01/CT-NHNN về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Chỉ thị này đã cụ thể hóa Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội áp dụng cho các NHTM. Có thể nói chỉ thị đã tóm lược đầy đủ về các nội dung luật, quy định và chính sách đối với hoạt động của NHTM trong nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên đây là định hướng vì vậy việc thực hiện của các NHTM còn nhiều hạn chế cần có các hướng dẫn cụ thể.

Về vấn đề tăng trưởng tín dụng của các NHTM

Chỉ thị đã có chú trọng đến kế hoạch giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán; đến 30 tháng 6 năm 2011, tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa là 22% và đến 31 tháng 12 năm 2011, tỷ trọng này tối đa là 16%.

Tuy nhiên theo Thông tư số 22/2011/TT-NHNN của Thống đốc NHNN ký ngày 30/8/2011 có sửa đổi, bổ sung Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD với nội dung là các ngân hàng sẽ được phép cho vay quá 80% vốn huy động, thông tư này sẽ mở đường cho các NHTM tăng trưởng tín dụng. Như vậy, vô hình chung thông tư này sẽ vô hiệu hóa chủ trương chỉ thị 01/CT-NHNN

nhằm kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng 20% đã đặt ra và kết quả là vẫn duy trì định hướng tăng trưởng kinh tế dựa vào tín dụng.

Về vấn đề quản lý thị trường vàng thông qua các NHTM

Chỉ thị 01/CT-NHNN đã nêu chủ trương giảm huy động và cho vay bằng vàng, phù hợp với chủ trương của NHNN Việt Nam tiếp tục hạn chế việc huy động và cho vay bằng vàng của tổ chức tín dụng, hạn chế dần và tiến tới không cho phép mua bán vàng miếng trên thị trường tự do. Tuy nhiên chúng ta cũng vần nhớ rằng, việc sử dụng vàng làm phương tiện dự trữ không chỉ là thói quen truyền thống của riêng người dân Việt Nam, nhất là trong khi người dân chưa thể tin vào các chính sách kinh tế của Chính phủ vì vậy các cách hạn chế người dân đầu tư, mua bán vàng không phải là biện pháp giải quyết được vấn đề. Đành rằng, việc dự trữ vàng và nhập khẩu vàng thực sự không có hiệu quả cho nền kinh tế nói chung vì số tài sản này nằm yên và không tạo ra tài sản cho xã hội.

Chính vì vậy, đối với các NHTM, chỉ nên hạn chế và tiến dần đến chấm dứt việc huy động và cho vay vàng để hạn chế một phần tình trạng “Vàng hóa nền kinh tế” như chúng ta đã và đang làm với đồng đô la. Tuy nhiên, cần khuyến khích việc mở rộng các dịch vụ bảo quản, cất giữ vàng hộ cho người dân, hoặc cho vay đảm bảo bằng vàng vì thực ra các sản phẩm dịch vụ này vẫn tạo ra giá trị cho xã hội.

Theo các thống kê ước tính trong xã hội ta có lượng vàng dự trữ khoảng 500 tấn vàng. Đã có nhiều ý kiến về việc huy động được khối lượng vàng này vào việc phục vụ cho sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên việc huy động hiệu quả lại tránh tác động phụ tức là làm tăng sự mất tin tưởng vào đồng nội tệ có thể xảy ra. Theo tôi có một số vấn đề về kinh doanh vàng như sau:

lịch sử, vì vậy nó không thể giải quyết bằng các quy định cứng nhắc. Và lịch sử giá vàng cũng cho thấy, có thời điểm giá vàng sụt giảm nhưng về cơ bản giá vàng luôn có xu hướng tăng lên do bản thân sự khan hiếm và khối lượng có hạn của nó so với khối lượng tài sản vô hạn do con người tạo ra.

- Nhà nước không thể ngăn cấm hoặc can thiệp quá sâu việc kinh doanh, tự do buôn bán vàng vì nó trái với quy luật và chỉ làm phát sinh tiêu cực (Giống như ngăn cấm việc tự do buôn bán thực phẩm thời bao cấp của Việt nam), chỉ có thể dần thay đổi quan niệm tư duy của người dân một cách từ từ.

- Nếu để kinh doanh vàng vẫn tự do như hiện nay thì không thể chấm dứt được các cơn sốt vàng, loạn chất lượng vàng, vàng đã chế tác rẻ hơn vàng miếng v.v...

Hình 2.4: Giá vàng thế giới 10 năm trở lại

Nguồn: www.kito.com- giá vàng trong 10 năm trở lại

Hiện nay Nhà nước đang có kế hoạch hạn chế số tổ chức sản xuất vàng miếng và việc đưa thương hiệu vàng SJC chính thức thành thương hiệu vàng của Ngân hàng Nhà nước góp phần làm tiêu chuẩn hoá chất lượng vàng miếng trên thị trường.

Cụ thể là tiết kiệm chi phí kinh doanh, áp dụng lãi suất cho vay ở mức

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của nhtm nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (Trang 77)