Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của nhtm nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (Trang 42)

- Nhóm hoạt động khác: là nhóm hoạt động thường xuyên của NH nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng có thu phí và

7 Giáo trình Quản lý Nhà nước về kinh tế Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân.

•Đảm bảo mục đích phát triển kinh tế đất nước theo định hướng đã định •Phát huy các mặt tích cực của kinh tế thị trường, tạo môi trường bình đẳng và điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển

•Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển

• Giải quyết tốt quan hệ đối ngoại, tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh tế trong nước

•Hạn chế tới mức thấp nhất các nhược điểm của nền kinh tế thị trường Hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại là một bộ phận của hoạt động kinh tế thị trường. Do đó nó là một đối tượng của quản lý của của Nhà nước.

Như vậy có thể định nghĩa quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của NHTM là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước tới các hoạt động kinh doanh của NHTM nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực (Ở đây là vốn) và các cơ hội để đạt đến các mục tiêu đã định.

1.2.2 Các công cụ quản lý của Nhà nước đối với các NHTM

1.2.2.1 Công cụ luật và các chính sách

Theo Quy định về hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung (Bao gồm cả các NHTM, công ty cho thuê tài chính, Quỹ tín dụng, Quỹ đầu tư, v.v....) đều hoạt động trong phạm vi “Luật các tổ chức tín dụng 47/2010/QĐ12 được Quốc hội thông qua ngày 16/06/2010 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2011”. Đây là văn bản luận cao nhất, ràng buộc các Tổ chức tín dụng hoạt động theo một chuẩn mực chung. Đây là quy định về việc thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các TCTD , các hạn chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD và quy định về hạch toán báo cáo tài chính cũng như hoạt động kiểm soát các NH.

Một số các lĩnh vực hoạt động của các TCTD này như giao dịch đảm bảo các tài sản thế chấp, cầm cố bảo lãnh đều được văn bản hoá bằng nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/07/2010 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

Để phục vụ cho hoạt động đăng ký giao dịch đảm bảo được thống nhất, an toàn cho cả Bên cho vay và bên vay, Bộ tài nguyên và môi trường, bộ tư pháp đã ra thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT/BTP-BTNMT ngày 16 tháng 06 năm 2005 để quy định các mẫu đăng ký thế chấp, Hợp đồng thế chấp cầm cố, quy trình thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo.

Tuỳ theo thực tế từng thời kỳ, Nhà nước ban hành các chính sách ưu đãi cho các Doanh nghiệp như gói hỗ trợ lãi suất kích cầu nền kinh tế năm 2009 (Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 443/QĐ-TTg ngày 04/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn và trung dài hạn), chương trình ưu tiên hỗ trợ phát triển nông nghiệp (Nghị định 41 về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn), chương trình hỗ trợ các Doanh nghiệp xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu (Theo tinh thần của Nghị quyết 18/NQ-CP ngày 06/04/2010 của Chính phủ) v.v.... các chương trình này được thể hiện thông qua việc ưu tiên cấp vốn, cho vay lãi suất ưu đãi các DN xuất khẩu và hạn chế hoặc không khuyến khích, hạn chế cấp tín dụng cho các DN nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu, hàng tiêu dùng.

Hiện nay, nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, ngày 24 tháng 02 năm 2011 Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP với hàng loạt các biện pháp về thực hiện hiện chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, đầu tư công, v.v... kết hợp công tác thông tin, tuyên truyền.

Để tăng tính hiệu lực của chính sách, Ngân hàng Nhà nước cũng ra một loạt các Chỉ thị, thông tư và quyết định điều hành hoạt động của các NHTM, ví dụ:

- Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Chỉ thị này cụ thể hóa Nghị quyết số 11/NQ-CP.

- Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 07/09/2011 về việc chấn chỉnh việc thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng tiền VNĐ và Đô la Mỹ.

- Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28 /9/2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Quyết định số 1925/QĐ-NHNN ngày 26/8/2011 về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng.

Cùng với các văn bản mới là các thông tư quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (Thông tư số 08/2010/TT-NHNN ngày 22/3/2010) hướng dẫn đi kèm về các lĩnh vực phòng chống rửa tiền (Thông tư số 22/2009/TT-NHNN ngày 17/11/2009) v.v...

1.2.2.2 Công cụ kiểm tra giám soát hoạt động kinh doanh các NHTM

Công tác kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh các NHTM cũng là một công tác quan trọng trong quản lý của Nhà nước nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của các NHTM nhằm đảm bảo cạnh tranh công bằng và ngăn chặn các hoạt động phá rào của các NHTM có thể gây tổn hại tới hoạt động của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của các NHTM khác nói riêng.

Công tác kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh của các NHTM bao gồm:

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của nhtm nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w