Sự cần thiết phải có quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của NHTM trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của nhtm nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (Trang 52 - 55)

- Kiểm tra không thường xuyên, đột xuất: tuỳ theo thực tế, NHNN và thanh tra chính phủ sẽ có cử đoàn thanh tra xuống kiểm tra việc thực hiện

1.3.Sự cần thiết phải có quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của NHTM trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế

8 Kinh tế học David Begg

1.3.Sự cần thiết phải có quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của NHTM trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế

doanh của NHTM trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế

Về ý nghĩa kinh tế, quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của NHTM là một nội dung trong quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.

Về mặt chính trị, quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của NHTM để đảm bảo vai trò tập trung quyền lực trong tay Nhà nước với mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội trong đó có hoạt động kinh doanh của các NHTM nhằm đạt được các mục tiêu vĩ mô, an ninh kinh tế quốc phòng, đảm

bảo tự lực tự cường.

Ý nghĩa về mặt chính trị mang nội dung rộng lớn và bao quát ý nghĩa kinh tế. Lịch sử đã cho thấy bất cứ một quốc gia nào trong một thời điểm cụ thể đều có sự quản lý ở một chừng mực nào đó. Thường thì các Quốc gia đều phải trả giá đắt khi buông lỏng quản lý hoặc hoạch định sai chiến lược quản lý hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Trong các cuộc khủng hoảng, có lúc là nguyên nhân do Nhà nước buông lỏng quản lý, có lúc lại do sự quản lý điều hành của Nhà nước làm tăng thêm các bất ổn kinh tế.

Tỷ lệ lạm phát cao đưa đến rất nhiều tác hại đối với đời sống xã hội và điều hành kinh tế. Tuy nhiên, đối với đặc thù của Việt Nam thì một số hệ quả lớn như sau:

Mức lạm phát cao đã tác động xấu tới đời sống xã hội và niềm tin của người dân đối với điều hành nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt tốc độ tăng của giá lương thực (chiếm 51% giá trị rổ hàng hóa) liên tục tăng cao theo thời gian. Điều này tạo nên tác động tới khu vực hưởng lương ngân sách (khoảng 2,5 triệu người) và người có thu nhập thấp (30% dân số). Hệ quả là chi thường xuyên cho lương từ ngân sách sẽ phải tăng lên liên tục để đảm bảo thu nhập thực tế và tỷ lệ đói nghèo sẽ cao hơn ở cả khu vực nông thôn và thành thị. Không chỉ vậy, việc phá vỡ vòng xoáy thu nhập và lạm phát sẽ càng trở nên khó khăn hơn trong quá trình phát triển.

Cơ cấu đầu tư của xã hội không hợp lý, qua chú trọng tới một số lĩnh vực, Trong năm 2009, theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội ngày 1-11- 2010 thì nợ của 81/91 tập đoàn, tổng công ty nhà nước (chưa tính Vinashin) là 813.435 tỉ đồng, tương đương với 49% GDP. Nếu tính cả nợ của Vinashin, theo báo cáo của Bộ Tài chính là 86.000 tỉ, thì nợ của khu vực DNNN đến cuối năm 2009 (không kể chín tập đoàn, tổng công ty chưa có số liệu) đã lên tới 54,2% GDP năm 2009.

Nếu nhìn vào con số tuyệt đối, sau khi trừ đi các khoản nợ nước ngoài và với những tính toán thận trọng nhất thì trong năm 2009, khu vực DNNN chiếm không dưới 60% trong tổng tín dụng nợ nội địa tăng thêm của toàn nền kinh tế. (Đây cũng là bằng chứng cho thấy các DNNN là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ chương trình hỗ trợ lãi suất và kích cầu của Chính phủ năm 2009)

Trong các thực tế nói trên, ta có thể thấy vai trò của các NHTM là một thành phần không thể thiếu ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế. Với các chức năng của mình, NHTM là trung gian tài chính, là chất xúc tác tạo ra hiệu quả hoạt động nền kinh tế, nó có thể giúp cho kinh tế quốc gia nhanh chóng đạt được mục tiêu phát triển, mặt khác nó cũng có thể làm đẩy nhanh quá trình suy thoái, lạm phát hay khủng hoảng với một tốc độ không thể tưởng tượng được. Cái nghiêm trọng của hệ thống NHTM là ở chỗ, nó dễ gây ra phản ứng dây chuyền từ một vài NHTM lan ra cả hệ thống qua mối quan hệ tiền tệ, từ đó ảnh hưởng sâu rộng tới toàn bộ nền kinh tế. Các NHTM là các đối tượng quan trọng không chỉ với chính sách tiền tệ mà còn với cả chính sách tài khoá của Nhà nước. cụ thể các nội dung này được nêu ở phần đóng góp của NHTM với nền kinh tế Việt Nam.

Qua các ví dụ trên đã cho thấy vai trò quản lý của Nhà nước với hoạt động kinh tế là rất quan trọng. Tuy nhiên vấn đề cũng đặt ra là sự can thiệp của Nhà nước ở mức độ như thế nào, quản lý đến đâu là đủ là vấn đề rất khó khăn và sự kết hợp giữa các chính sách của Nhà nước trong điều hành hệ thống kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng là rất phức tạp.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của nhtm nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (Trang 52 - 55)