- Kiểm tra không thường xuyên, đột xuất: tuỳ theo thực tế, NHNN và thanh tra chính phủ sẽ có cử đoàn thanh tra xuống kiểm tra việc thực hiện
16 Nguồn: Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội số 1097/BC-UBKT12 ngày /10/
3.1 Phương hướng tăng cường vai trò của Nhà nước với hoạt động kinh doanh của các NHTM trong mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế
doanh của các NHTM trong mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô
Nâng cao vai trò của Nhà nước về quản lý kinh tế vĩ mô thực tế là nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế đặt ra với các mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Tại Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI diễn ra vào tháng 10 năm 2011 đã nhất trí cao về định hướng các giải pháp chủ yếu mà cả hệ thống chính trị phải đồng tâm hiệp lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, tạo sự chuyển biến thực sự trong việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Hội nghị Trung ương lần này đã xem xét và quyết định là phải tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Đây là nhiệm vụ rất lớn và phức tạp, đòi hỏi phải được triển khai thực hiện đồng bộ trong tất cả các ngành, các lĩnh vực trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương, đơn vị cơ sở trong nhiều năm. Trong 5 năm tới, cần tập trung vào 3 lĩnh vực quan trọng nhất là: Tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước.
Với nội dung tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính theo hướng sáp nhập, hợp nhất các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính nhỏ để có số lượng phù hợp các ngân hàng thương mại và tổ
chức tài chính có quy mô và uy tín, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống. Đây có thể xem là phương hướng quản lý chung trong dài hạn của Nhà nước với hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Trong ngắn hạn, tại các cuộc họp thảo luận của Quốc hội Việt Nam khóa 13, vấn đề kiềm chế lạm phát ổn định xã hội là hiện là mục tiêu quan trọng hàng đầu, từ đó cho thấy phương hướng quản lý của Nhà nước với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại như sau:
- Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát, với nội dung này, Nhà nước sẽ hạn chế cung tiền tệ qua việc hạn chế tín dụng của các Ngân hàng.
-Ưu tiên phát triển tín dụng sản xuất kinh doanh nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là các loại lãi suất và lượng tiền cung ứng để bảo đảm kiềm chế lạm phát. Các mảng cho vay tiêu dùng, bất động sản, chứng khoán v.v... sẽ bị hạn chế tăng trưởng.
- Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường. Tăng cường quản lý ngoại hối, bảo đảm thanh khoản ngoại tệ, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển sản xuất kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối.