ISO 9001 (cách gọi tắt của ISO 9001: 2008 phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001) là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của nhtm nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (Trang 35 - 38)

- Nhóm hoạt động khác: là nhóm hoạt động thường xuyên của NH nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng có thu phí và

4ISO 9001 (cách gọi tắt của ISO 9001: 2008 phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn ISO 9001) là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế

9001) là một tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (http://www.iso.ch) phát triển và ban hành vào ngày 15 tháng 11 năm 2008

về chất lượng tín dụng (Thường được quan tâm nhất do lợi nhuận từ tín dụng đem lại chiếm ~ 95% tổng lợi nhuận của các NHTM) bao gồm:

- Nhóm chỉ tiêu nợ quá hạn bao gồm các chỉ tiêu sau:

+ Tỷ lệ nợ quá hạn được tính bằng số dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ + Chỉ tiêu cơ cấu nợ quá hạn là chỉ tiêu được tính cho nợ ngắn hạn quá hạn và nợ trung dài hạn đã quá hạn

+ Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn tính bằng số lượng khách hàng có nợ quá hạn trên tổng số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng tại NH

+ Khả năng thu hồi nợ quá hạn được tính bằng công thức nợ quá hạn có khả năng thu hồi trên tổng nợ quá hạn

+ Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu được tính bằng Dư nợ xấu (Nhóm 3, 4, 5 trên tổng dư nợ)

Một cách đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các NHTM đó là giá trị cổ phiếu của NHTM trên thị trường tài chính. Rõ ràng là với các Ngân hàng Thương mại Cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì kết quả hoạt động kinh doanh và kỳ vọng vào kết quả hoạt động trong tương lai của NH đó được thể hiện rõ nét bởi giá trị cổ phiếu của nó được mua bán trên thị trường chứng khoán.

Giá trị cổ phiếu của các NHTM đã niêm yết trên thị trường chứng khoán có thể nói là thước đo tổng hợp là sự thừa nhận của xã hội về chất lượng hoạt động của Ngân hàng, nó bao gồm cả chất lượng tín dụng, lợi nhuận của NH lẫn tầm nhìn của ban lãnh đạo.

1.1.2 Vai trò của NHTM trong việc tham gia kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô kinh tế vĩ mô

Lạm phát của Việt Nam hiện nay do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân sau:

+ Do cung tiền trong nền kinh tế tăng vượt quá nhu cầu thực tế của nền kinh tế (Nguyên nhân này là nguyên nhân chủ quan do các chính sách chi tiêu công và chính sách tiền tệ nới lỏng của Nhà nước thời gian qua)

+ Ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới khi diễn ra các sự kiện sau: khủng hoảng tài chính (Sự phá sản của các NH hàng đầu có thể gây ra khủng hoảng dây chuyền tới các lĩnh vực kinh tế), lạm phát sâu và trên diện rộng, cuộc chiến phá giá tiền tệ giữa các nước diễn ra làm cho các đồng tiền mất giá và giá trị hàng hóa trở nên đắt hơn, v.v....

+ Lạm phát do chi phí đẩy: Sự gia tăng chi phí sản xuất kinh doanh như tiền lương nhân công, chi phí nguyên vật liệu, v.v.... (Các chi phí này đều liên quan tới vốn, trong đó vốn vay chiếm tỷ lệ rất cao) đã đẩy giá thành sản xuất tăng lên góp phần gây ra lạm phát.

Đây là các nguyên nhân ít nhiều có quan hệ tới các NHTM. Vậy vai trò của Ngân hàng thương mại trong việc tham gia kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô như thế nào?

Trước hết các Ngân hàng thương mại có mối quan hệ rộng, ảnh hưởng ràng buộc nhau trong hoạt động vì vậy nghiễm nhiên là một thành phần không thể thiếu của Nhà nước trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Hoạt động của NHTM giữ vai trò quan trọng trong chính sách tiền tệ của Nhà nước với các công cụ điều tiết kinh tế. Với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng tín dụng làm kênh kích thích tăng trưởng kinh tế như Việt Nam hiện nay (Tỷ trọng tín dụng so với GDP rất lớn và các năm gần đây thường lớn hơn GDP) thì các hoạt động kinh doanh của các NHTM tác động rất lớn tới hiệu quả của các chính sách điều chỉnh kinh tế của Nhà nước và ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển ổn định của kinh tế Việt Nam.

Hình 1.1: Tương quan giữa Doanh số cho vay của các Ngân hàng và GDP Việt Nam [5]

Thông qua các Ngân hàng thương mại, bằng các chính sách công cụ điều tiết kinh tế, Nhà nước có thể thực hiện các chính sách điều tiết kinh tế của mình. Các công cụ đó có tác động tới việc mở rộng hay thu hẹp hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng (Trong đó tín dụng là chủ yếu), từ đó tác động tới nền sản xuất kinh doanh theo đúng mong muốn. Trong vai trò này, có thể coi hệ thống các NHTM như hệ thống thủy lợi phục vụ nông nghiệp, các chính sách công cụ kinh tế của Nhà nước ban hành là phương thức để điều khiển hệ thống thủy lợi đó để đạt các mục đích kinh tế xã hội. Các Ngân hàng lớn mạnh, hoạt động tốt sẽ là nền tảng hiệu quả thành công quản lý Nhà nước đối với kinh tế xã hội.

Thứ hai do đặc thù hoạt động, hệ thống NHTM đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển của kinh tế. Các Ngân hàng thương mại làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên trơn tru. Gần như các hoạt động mua bán trao đổi trong xã hội đều có sự xuất hiện của các NH, từ việc thanh toán lương, tiết kiệm của cá nhân cho đến các hoạt động đầu tư mua

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của nhtm nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô (Trang 35 - 38)