- Nhóm hoạt động khác: là nhóm hoạt động thường xuyên của NH nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng có thu phí và
5 Nguồn: Tổng hợp từ các số liệu công bố của cục thống kê Thành phố HCM
bán sáp nhập các tổ chức kinh tế. Bản thân hệ thống NHTM hoạt động như các doanh nghiệp với mục đích cuối cùng là lợi nhuận, nó cũng tạo ra các sản phẩm dịch vụ mang tính trung gian, chịu sự tác động của lạm phát (Tức là khi lạm phát tăng thì chi phí sử dụng các sản phẩm dịch vụ của nó cũng tăng và ngược lại) và ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế khác, do yếu tố cạnh tranh giữa các NH buộc các NH phải điều chỉnh mức giá sử dụng các sản phẩm dịch vụ để tăng Doanh số.
Như vậy có thể nói điều kiện quan trọng cho các Ngân hàng có thể tham gia vào việc bình ổn giá cả là chính là sự cạnh tranh công bằng là xóa bỏ độc quyền và các thỏa thuận ngầm giữa các Ngân hàng.
Thứ ba, do ảnh hưởng quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất kinh doanh, hoạt động cho vay của các NHTM sẽ ảnh hưởng tới phát triển kinh tế một cách bền vững hãy không. Đó là sự hỗ trợ về tài chính cho các ngành kinh tế còn non yếu, lợi nhuận thấp, các ngành chiến lược của quốc gia, các ngành kinh tế cơ sở có thể giúp cho nền kinh tế Việt Nam ít bị lệ thuộc vào kinh tế thế giới. Đơn cử là một số ngành, lĩnh vực sau:
- Các ngành nông lâm ngư nghiệp với số lượng lao động chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các ngành. Ngành này mặc dù đem lại tỷ lệ lợi nhuận thấp so với các ngành khác nhưng lại giải quyết việc làm cho phần lớn dân số Việt Nam và góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho nước ta. Ngành này hiện nay vẫn mang đậm dấu ấn thủ công, còn cần đầu tư vốn và công nghệ để nâng cao năng suất chất lượng.
- Các ngành tiểu thủ công nghiệp, làng nghề với vai trò thu hút lao động dư thừa tạo việc làm mới và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế. Các ngành này hiện nay còn phát triển manh mún, công nghệ lạc hậu, thiếu vốn, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên các ngành này lại là các ngành rất năng động, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội.
- Các ngành công nghiệp xuất khẩu: dệt may, da giầy, và chế nông lâm ngư nghiệp như thủy hải sản, cà phê, cao su, điều v.v... mang lại nguồn ngoại tệ lớn. Đây là các ngành cần vốn lớn theo mua vụ và liên quan tới vấn đề xuất nhập khẩu do đó rất cần sự hỗ trợ về tài chính cũng như các phương tiện thanh toán quốc do các Ngân hàng cung cấp.
Bên cạnh đó, hoạt động cho vay, đầu tư của các các Ngân hàng có thể gây ra khủng hoảng kinh tế nếu không có định hướng, chỉ đạo của Nhà nước. Đó là các ngành bất động sản, chứng khoán, ngành cơ khí đóng tàu, các hoạt động đầu cơ khác. Đặc trưng các ngành, hoạt động kinh tế này là có thể mang lại lợi nhuận rất cao trong một giai đoạn nhất định. Tuy nhiên chúng được phát triển trên một nền tảng yếu kém, pháp luật có nhiều lỗ hổng, và phục vụ lợi ích cho thiểu số, có thể gây thiệt hại cho đa số còn lại.
Biểu đồ sau thể hiện mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và lạm phát, hai yếu tố này thường xuyên xuất hiện cùng nhau, Nhà nước không thể quản lý hoàn toàn được lạm phát tuy nhiên quản lý tăng trưởng tín dụng thì có thể. Việc quản lý tăng trưởng tín dụng này chính là nội dung chính của các chính sách quản lý Nhà nước với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại ở mục sau.
Hình 1.2: Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và lạm phát.
Thứ tư, với đặc thù trong quá trình hoạt động, hệ thống NHTM luôn có xu hướng hút tiền nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức kinh tế và tạo thói quen sử dụng các dịch vụ thẻ vì vậy góp phần giảm lượng tiền mặt không hiệu quả trong dân cư, làm tăng tốc độ luân chuyển tiền tệ, điều này trực tiếp làm giảm công việc in thêm tiền của Nhà nước đồng thời là giảm yếu tố lạm phát (Nhất là ở Việt Nam hiện nay, thói quen nắm giữ tiền mặt còn rất phổ biến).
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống NHTM mà càng ngày tỷ lệ tiền mặt trên tiền gửi hay tỷ lệ rò rỉ ngày càng giảm (Từ 32% năm 97 xuống còn 17% năm 2006 và càng ngày càng có xu hướng giảm, năm 2010 tỷ lệ này là khoảng 15%, dự kiến đến cuối năm 2011, tỷ lệ này sẽ khoảng 13.5 - 14%) [6]
Thứ năm: Lãi suất và lạm phát luôn có quan hệ với nhau, nếu gọi lãi suất danh nghĩa (Lãi suất huy động) là lãi suất mà Ngân hàng thông báo cho khách hàng (Lãi suất huy động niêm yết công khai), lãi suất thực tế là lãi suất sau khi trừ đi ảnh hưởng của lạm phát thì ta có công thức thể hiện mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lạm phát như sau: lãi suất huy động = lãi suất thực tế+ tỷ lệ lạm phát
Thông thường, lãi suất thực tế là phần khách hàng được hưởng thường có tỷ lệ không thay đổi hoặc thay đổi rất ít, do đó lạm phát và lãi suất huy động có mối quan hệ tỷ lệ thuận. Lạm phát gia tăng làm tăng lãi suất huy động, đây thường được coi là nhân tố chính ảnh hưởng tới lãi suất huy động trên thị trường. Tuy nhiên, trong thực tế, lãi suất huy động trên thị trường tài chính vẫn có ảnh hưởng tác động ngược lại tới lạm phát (khi hệ thống Ngân hàng càng mạnh thì ảnh hưởng tới lạm phát càng mạnh) nguyên nhân là vì lãi suất huy động quyết định lãi suất cho vay, và yếu tố lãi suất cho vay lại là một yếu tố rất quan trọng trong các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất xã hội.