Một số chỉ số hiệu quả kinh doanh của JBS giai đoạn 2013-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm việt nam (Trang 63 - 65)

Tiêu chí Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 TB GĐ 2013- 2017

Doanh thu (triệu USD) 6.108,01 7.920,42 10.711,01 11.201,9 10.727,81 9.333,82 Tốc độ tăng trưởng doanh thu 22,80% 29,67% 35,23% 4,58% -4,23% 17,59% Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) 1% 1% 1% 1% 1% 1% Lợi nhuận (triệu USD) 73,53 158,21 337,19 139,72 166,96 175,12 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 31,18% 115,18% 113,12% -58,56% 19,50% 42,08% Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) 1% 2% 5% 2% 3% 3%

Với mục tiêu trở thành người dẫn đầu trong ngành chế biến thịt bị tại Braxin và có được vị thế cạnh tranh tốt trên bản đồ ngành thực phẩm thế giới. Công ty đã lựa chọn là theo đuổi định vị cạnh tranh chi phí thấp, trên cơ sở đó JBS tập trung xây dựng một danh mục đa dạng các sản phẩm mang nhãn hiệu, tiện lợi và giá trị gia tăng, cùng với năng lực quản lý hiệu quả và linh hoạt đã giúp cho công ty cạnh tranh thành công. Công ty tập trung vào việc giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động và thúc đẩy tăng trưởng ở cả thị trường trong nước cũng như trên toàn cầu. Nhờ CLCT đúng đắn JBS đã trở thành người dẫn đầu thị trường ngành chế biến thịt. JBS đã xây dựng và triển khai thành công CLCT trên cơ sở tập trung vào một số năng lực cạnh tranh cơ bản như sau:

Thứ nhất, công ty không ngừng mở rộng quy mô để tối ưu hóa sản xuất, giảm

chi phí cố định để đạt được mức chi phí tối ưu. Hiện nay, cơng ty đang sở hữu 24 nhà máy, công ty con nằm rải rác ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Thứ hai, JBS xây dựng các cơ sở sản xuất tại các khu vực, quốc gia có thế mạnh

trong lĩnh vực nơng nghiệp, chăn ni, đồng thời nỗ lực xây dựng nguồn cung ổn định. Một mặt JBS đầu tư chăn nuôi để chủ động về nguyên liệu đầu vào, mặt khác thiết lập mối quan hệ với nhiều nhà cung ứng uy tín khác trong và ngồi nước để đảm bảo đáp ứng được về số lượng, chất lượng, giá thành của nguồn nguyên liệu đầu vào của JBS.

Thứ ba, JBS tập trung xây dựng hệ thống phân phối để phục vụ khách hàng trên

khắp thế giới và làm giảm các các rủi ro liên quan đến các hạn chế về vệ sinh hoặc rào cản thương mại ở một số thị trường. Cơng ty có một mạng lưới phân phối rộng khắp với sự hỗ trợ của các trung gian bên ngồi, sự hiểu biết cao về các kênh bán bn, bán lẻ và tổ chức, kế hoạch hậu cần tích hợp và trung tâm phân phối chiến lược; có kế hoạch tiếp tục phát triển và cải tiến hệ thống phân phối và hệ thống của mình trong mọi loại sản phẩm. Trong đó, cơng ty tăng cường tập trung vào hệ thống bán lẻ bán lẻ và các kênh bán hàng dịch vụ thực phẩm như các nhà hàng chứ không chỉ tập trung vào bán buôn và cửa hàng, như các siêu thị và nhà phân phối lớn.

Thứ tư, CLCT của JBS nhằm vào phát triển, dẫn dắt, mở rộng và tăng lợi

nhuận một cách bền vững thông qua sản xuất các sản phẩm có nhiều giá trị gia tăng, có tính tiêu chuẩn hóa cao và mở rộng mạng lưới phân phối tại các thị trường nước ngoài cũng như trong nước. Ngồi ra, JBS đầu tư và ứng dụng cơng nghệ hiện đại nhằm tăng năng suất và giảm chi phí một cách hiệu quả.

2.4.1.2. Tập đoàn Mother Dairy - Ấn Độ

Safal là một DN thuộc tập đoàn Mother Dairy của Ấn Độ, được thành lập từ năm 1974 với danh mục đầu tư chính là chế biến và kinh doanh rau quả đông lạnh, nước ép trái cây, mứt và các loại thực phẩm chế biến từ rau quả khác. Safal cũng là

thương hiệu đầu tiên trong cũng là đơn vị dẫn đầu lĩnh vực chế biến rau quả của Ấn Độ từ những năm 1990. Hiện tại DN đang điều hành khoảng 400 cửa hàng bán lẻ ở Delhi, Noida, Ghaziabad, Faridabad, Gurgaon và 23 cửa hàng bán lẻ ở Bangalore, phục vụ hơn 1,5 nghìn khách hàng mỗi ngày. Safal cung cấp khoảng 120 nghìn tấn trái cây tươi và rau quả chế biến cùng với một loạt các sản phẩm giá trị gia tăng an toàn trên thị trường trong nước và nước ngoài. Safal xuất khẩu nho, chuối sấy, bột trái cây, rau quả đông lạnh cho hơn 40 quốc gia khác trên thế giới.

Có thể thấy Safal là một minh chứng điển hình cho sự thành cơng đối với DN mạnh dạn phát triển CLCT theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhờ năng lực phát triển sản phẩm, xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu, công ty đã xác lập được vị thế cạnh tranh vững chắc và phát triển bền vững trong ngành thực phẩm của Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chung thể hiện thông qua tăng trưởng doanh thu bình quân đạt 26,35%, lợi nhuận 33,71%.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)