Doanh số bán lẻ hàng thực phẩm theo kênh phân phối

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm việt nam (Trang 92 - 93)

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Kênh phân phối 2013 2014 2015 2016 2017

1. Kênh hiện đại 30,9 37,3 45,6 58,5 69,2

2. Cửa hàng tiện ích 0,7 1,0 1,2 1,6 2,3

3. Trung tâm thương mại 8,5 10,2 14,7 23,2 27,2

4. Siêu thị 21,6 26,1 29,7 33,8 39,8 5. Kênh truyền thống 708,2 880,2 1.048,4 1.203,9 1.302,2 6. DN phân phối 17,5 20,5 23,5 28,3 32,0 7. Cửa hàng nhỏ lẻ 216,7 258,3 303,2 344,2 374,6 8. Các kênh khác 473,9 601,4 721,7 831,4 895,6 9. Tổng số 739,1 917,5 1.094,0 1.262,4 1.371,4 10. % Thay đổi 29% 24% 19% 15% 9%

Nguồn: USDA FAS Việt Nam ([52], 2018)

Thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của các DN kinh doanh thực phẩm tập trung chủ yếu ở Đông Âu, Bắc Mỹ, Bắc Á và EU. Nhìn chung, khối Bắc Mỹ, Trung Đông và Đông Âu là những thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm chế biến đồ hộp. Đối với các sản phẩm từ bột như bún khơ, mì, hủ tiếu, phở ăn liền thì thị trường thì thị trường các nước Đơng Âu là thị trường chủ yếu. Hầu hết các DN đều tự tìm kiếm thị trường và phát triển các thị trường tiềm năng thông qua công tác xúc tiến thương mại của Sở Công thương và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thành phố và các Hiệp hội ngành nghề. Bên cạnh đó, các nước Đơng Bắc Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là những thị trường tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm chế biến mạnh nhất (thủy hải sản đông lạnh, thịt, gạo...), chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu; kế đến là các nước Đông Âu chiếm khoảng 20%; cuối cùng là các nước Đông Nam Á chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu.

4.2. Chiến lƣợc cạnh tranh của một số doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm Việt Nam

Từ kết quả phỏng vấn nhà quản trị của một số DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam lựa chọn điển hình (Phụ lục 6 và 7) cho thấy một cách khái quát về CLCT được thể hiện ở các khía cạnh: lựa chọn loại hình CLCT của DN, các năng lực cạnh tranh cấu thành CLCT, tác động của CLCT đến hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến CLCT của các DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam. Cụ thể như sau:

4.2.1. Công ty cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản

Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan) trước đây là công ty TNHH Một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ súc sản, hoạt động chính trong ngành chế biến thực phẩm thịt. Sản phẩm chính của DN bao gồm ba nhóm: Thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến khô và thực phẩm chế biến mát, đông lạnh. Công ty kinh doanh chủ yếu tại thị trường trong nước, với mạng lưới phân phối gồm 59 cửa hàng giới thiệu sản phẩm; 05 chi nhánh; 120 nhà phân phối với trên 130.000 điểm bán kênh giới thiệu và nhiều điểm bán hàng tại các chợ, siêu thị và cửa hàng tiện lợi khác. Đến nay, Vissan đã xây dựng được vị thế cạnh tranh vững chắc trên thị trường thực phẩm Việt Nam, hiệu quả kinh doanh của công ty không ngừng được nâng cao, thị phần được mở rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm việt nam (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)