Chỉ số tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam giai đoạn 2012 – 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm việt nam (Trang 90 - 92)

Tiêu chí 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Tiêu thụ thực phẩm (tỷ USD) 19,24 20,32 22,1 24,38 26,96 30,01 Tiêu thụ thực phẩm (Tỷ VNĐ) 397.448 427.521 459.753 501.310 548.052 603.125 Tiêu thụ thực phẩm bình quân đầu người

(USD)/ năm 216,73 226,5 243,82 266,23 291,62 321,64 Tiêu thụ thực phẩm bình quân đầu người

(triệu VNĐ)/ năm 4,47 4,76 5,07 5,47 5,93 6,46

Mức tăng trưởng tiêu thụ thực phẩm (%) 11,19 7,57 7,54 9,04 9,32 10,05

Nguồn: USDA FAS Việt Nam ([52], 2018)

Thị trường trong nước ngày càng mở rộng và các sản phẩm thực phẩm chế biến ngày này đã chiếm lĩnh thi trường nội địa cụ thể như: thịt, thủy sản, rau quả, mì ăn liền, nước mắm, bánh kẹo… Tuy nhiên, chỉ các sản phẩm của một số DN nổi tiếng có thị trường tiêu thụ ổn định. Các DN cịn lại chưa tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định hoặc khả năng cạnh tranh thấp. Thu nhập ngày càng cao cũng có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng đối với mặt hàng thực phẩm của khách hàng ở Việt Nam. Người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng lựa chọn các sản phẩm có chất lượng và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn là vấn đề giá cả, điều này dẫn đến xu hướng thích tiêu dùng hàng nhập khẩu do quan điểm hàng nhập khẩu tốt hơn hàng sản xuất trong nước. Theo thống kê của

Agroinfo ([47], 2017) một gia đình Việt Nam thường chi tiêu khoảng 35%-40% thu nhập cho nhu cầu thực phẩm đồ uống và ngày càng chú trọng đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Các thực phẩm được chọn mua thường phải đáp ứng được các yêu cầu như: nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, các thành phần chức năng tốt cho sức khỏe, sản phẩm hữu cơ… Xu hướng tiêu dùng này của khách hàng đã khiến cho các DN kinh doanh thực phẩm trong ngành thay đổi tư duy về kinh doanh và cạnh tranh, không ngừng đổi mới sáng tạo để đưa ra thị trường hàng loạt các sản phẩm tối ưu nhằm thu hút sự quan tâm và tiêu dùng của khách hàng.

Hình 4.4: Xu hƣớng lựa chọn thực phẩm của khách hàng Việt Nam

Nguồn: Agroinfo ([47], 2017)

Các DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam hiện nay đang phân phối sản phẩm thông qua một số kênh quan trọng. Cụ thể, đối với các sản phẩm thực phẩm tươi sống kênh phân phối chủ yếu bao gồm:

Chợ truyền thống: Đây vẫn là kênh phân phối thực phẩm quan trọng nhất hiện nay bất chấp sự cạnh tranh mạnh mẽ của các phương thức phân phối hiện đại. Theo kết quả khảo sát của Agroinfo ([47], 2017), trên 70% khách hàng vẫn mua thực phẩm tại các chợ truyền thống, đặc biệt là các sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm tươi sống như các loại thịt, thủy hải sản, giò, chả… Trước sự cạnh tranh quyết liệt của các loại hình phân phối hiện đại là siêu thị, chợ truyền thống vẫn giữ được những thế mạnh trong kinh doanh thực phẩm tươi sống là sự tiện lợi, người mua có nhiều sự lựa chọn phù hợp với mức thu nhập, được mặc cả và quan trọng là thói quen đi chợ của người tiêu dùng Việt Nam. Đây cũng là kênh phân phối chính của các DN kinh doanh thực phẩm trong nhóm CLCT chi phí thấp và tập trung, để tiếp cận với nhóm khách hàng có mức thu nhập trung bình và thấp.

Siêu thị, cửa hàng chuyên doanh: 30% khách hàng lựa chọn mua thực phẩm tại các siêu thị lớn hoặc các cửa hàng chuyên doanh thực phẩm như: Metro Cash & Carry, Big C, Coo-op mart, Hapromart, Vinmart, Bác Tôm, Orfarm… Kênh phân phối này thường có ưu thế và phù hợp với thói quen mua sắm và đang có xu hướng phát triển mại ở Việt Nam đặc biệt là các thành phố lớn. Hệ thống phân phối này có

Thực phẩm tự nhiên 29% Thực phẩm chức năng 30% Thực phẩm tốt cho sức khỏe 30% Thực phẩm hữu cơ 9% Thực phẩm khác 3%

lợi thế thuận tiện về giao thông, gần các khu dân cư đông đúc sản phẩm truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có thương hiệu và chế độ bảo quản sản phẩm hiện đại.

Đối với các sản phẩm như đồ hộp, đồ ăn sẵn, xúc xích thì chủ yếu được phân phối thông qua hệ thống siêu thị (khoảng 40%) do ở các hệ thống này có điều kiện bảo quản tốt nhất về nhiệt độ và các vấn đề liên quan đến VSATTP. Ngoài ra các sản phẩm cũng được phân phối một phần ở các quầy sạp trong các chợ truyền thống, tuy nhiên với số lượng và chủng loại hạn chế do hầu hết các thực phẩm chế biến đòi hỏi chế độ bảo quản chặt chẽ bằng kho lạnh, thùng lạnh chuyên dụng mà ở các chợ không đáp ứng được. Điều này dẫn đến việc phân phối thực phẩm chế biến thông qua kênh này thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm việt nam (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)