Chiến lược cạnh tranh của một số doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm việt nam (Trang 63 - 70)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.4.1. Chiến lược cạnh tranh của một số doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm

2.4.1. Chiến lược cạnh tranh của một số doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm trên thế giới trên thế giới

2.4.1.1. Công ty JBS (José Batista Sobrinho) – Braxin

Công ty JBS (José Batista Sobrinho) được thành lập vào đầu năm 1950 tại thành phố Anaspolis của Braxin. Với tham vọng trở thành người dẫn đầu thị trường trong ngành kinh doanh thực phẩm tại Braxin và thế giới, JBS đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất thông qua việc thâu tóm hàng loạt các thương hiệu thực phẩm của các quốc gia lân cận và mua lại 10 DN sản xuất và kinh doanh thịt khác trong nước. Đến nay, JBS đã trở thành DN sản xuất và chế biến thịt động vật lớn nhất thế giới với các hoạt động trên năm châu lục và phục vụ hơn 300.000 khách hàng trên 150 quốc gia. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của JBS là sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ thịt; chế biến thịt; xuất nhập khẩu các sản phẩm từ thịt (chủ yếu là thịt bò và thịt lợn)…

Định hướng CLCT rõ ràng, phù hợp với các điều kiện mà công ty đang sở hữu đã giúp cho JBS xây dựng được các năng lực cạnh tranh cốt lõi. Năng lực sản xuất tối ưu với qui mô lớn, công nghệ hiện đại cùng với hệ thống phân phối rộng khắp là các yếu tố quan trọng làm cải thiện hiệu quả kinh doanh của DN. Bảng 2.3 thể hiện một số hiệu quả kinh doanh chủ yếu của JBS giai đoạn 2013-2017.

Bảng 2.3: Một số chỉ số hiệu quả kinh doanh của JBS giai đoạn 2013-2017

Tiêu chí Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 TB GĐ 2013- 2017

Doanh thu (triệu USD) 6.108,01 7.920,42 10.711,01 11.201,9 10.727,81 9.333,82 Tốc độ tăng trưởng doanh thu 22,80% 29,67% 35,23% 4,58% -4,23% 17,59% Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) 1% 1% 1% 1% 1% 1% Lợi nhuận (triệu USD) 73,53 158,21 337,19 139,72 166,96 175,12 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 31,18% 115,18% 113,12% -58,56% 19,50% 42,08% Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) 1% 2% 5% 2% 3% 3%

Với mục tiêu trở thành người dẫn đầu trong ngành chế biến thịt bò tại Braxin và có được vị thế cạnh tranh tốt trên bản đồ ngành thực phẩm thế giới. Công ty đã lựa chọn là theo đuổi định vị cạnh tranh chi phí thấp, trên cơ sở đó JBS tập trung xây dựng một danh mục đa dạng các sản phẩm mang nhãn hiệu, tiện lợi và giá trị gia tăng, cùng với năng lực quản lý hiệu quả và linh hoạt đã giúp cho công ty cạnh tranh thành công. Công ty tập trung vào việc giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động và thúc đẩy tăng trưởng ở cả thị trường trong nước cũng như trên toàn cầu. Nhờ CLCT đúng đắn JBS đã trở thành người dẫn đầu thị trường ngành chế biến thịt. JBS đã xây dựng và triển khai thành công CLCT trên cơ sở tập trung vào một số năng lực cạnh tranh cơ bản như sau:

Thứ nhất, công ty không ngừng mở rộng quy mơ để tối ưu hóa sản xuất, giảm

chi phí cố định để đạt được mức chi phí tối ưu. Hiện nay, công ty đang sở hữu 24 nhà máy, công ty con nằm rải rác ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Thứ hai, JBS xây dựng các cơ sở sản xuất tại các khu vực, quốc gia có thế mạnh

trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, đồng thời nỗ lực xây dựng nguồn cung ổn định. Một mặt JBS đầu tư chăn nuôi để chủ động về nguyên liệu đầu vào, mặt khác thiết lập mối quan hệ với nhiều nhà cung ứng uy tín khác trong và ngồi nước để đảm bảo đáp ứng được về số lượng, chất lượng, giá thành của nguồn nguyên liệu đầu vào của JBS.

Thứ ba, JBS tập trung xây dựng hệ thống phân phối để phục vụ khách hàng trên

khắp thế giới và làm giảm các các rủi ro liên quan đến các hạn chế về vệ sinh hoặc rào cản thương mại ở một số thị trường. Cơng ty có một mạng lưới phân phối rộng khắp với sự hỗ trợ của các trung gian bên ngoài, sự hiểu biết cao về các kênh bán buôn, bán lẻ và tổ chức, kế hoạch hậu cần tích hợp và trung tâm phân phối chiến lược; có kế hoạch tiếp tục phát triển và cải tiến hệ thống phân phối và hệ thống của mình trong mọi loại sản phẩm. Trong đó, cơng ty tăng cường tập trung vào hệ thống bán lẻ bán lẻ và các kênh bán hàng dịch vụ thực phẩm như các nhà hàng chứ không chỉ tập trung vào bán buôn và cửa hàng, như các siêu thị và nhà phân phối lớn.

Thứ tư, CLCT của JBS nhằm vào phát triển, dẫn dắt, mở rộng và tăng lợi

nhuận một cách bền vững thông qua sản xuất các sản phẩm có nhiều giá trị gia tăng, có tính tiêu chuẩn hóa cao và mở rộng mạng lưới phân phối tại các thị trường nước ngoài cũng như trong nước. Ngoài ra, JBS đầu tư và ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm tăng năng suất và giảm chi phí một cách hiệu quả.

2.4.1.2. Tập đoàn Mother Dairy - Ấn Độ

Safal là một DN thuộc tập đoàn Mother Dairy của Ấn Độ, được thành lập từ năm 1974 với danh mục đầu tư chính là chế biến và kinh doanh rau quả đông lạnh, nước ép trái cây, mứt và các loại thực phẩm chế biến từ rau quả khác. Safal cũng là

thương hiệu đầu tiên trong cũng là đơn vị dẫn đầu lĩnh vực chế biến rau quả của Ấn Độ từ những năm 1990. Hiện tại DN đang điều hành khoảng 400 cửa hàng bán lẻ ở Delhi, Noida, Ghaziabad, Faridabad, Gurgaon và 23 cửa hàng bán lẻ ở Bangalore, phục vụ hơn 1,5 nghìn khách hàng mỗi ngày. Safal cung cấp khoảng 120 nghìn tấn trái cây tươi và rau quả chế biến cùng với một loạt các sản phẩm giá trị gia tăng an toàn trên thị trường trong nước và nước ngoài. Safal xuất khẩu nho, chuối sấy, bột trái cây, rau quả đông lạnh cho hơn 40 quốc gia khác trên thế giới.

Có thể thấy Safal là một minh chứng điển hình cho sự thành công đối với DN mạnh dạn phát triển CLCT theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhờ năng lực phát triển sản phẩm, xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu, công ty đã xác lập được vị thế cạnh tranh vững chắc và phát triển bền vững trong ngành thực phẩm của Ấn Độ nói riêng và thế giới nói chung thể hiện thông qua tăng trưởng doanh thu bình quân đạt 26,35%, lợi nhuận 33,71%.

Bảng 2.4: Một số kết quả kinh doanh của Safal giai đoạn 2014-2017

Tiêu chí Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 TB GĐ 2014- 2017

Doanh thu (triệu USD) 3.297 4.616 5.154 6.227 4.823,5 Tốc độ tăng trưởng doanh thu (%) 32,93% 40,01% 11,66% 20,82% 26,35% Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản

(ROA) 9% 8% 12% 10% 9.75%

Lợi nhuận (triệu USD) 363 563 797 878 650.25

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận (%) 28,01% 55,10% 41,56% 10,16% 33.71% Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ

sở hữu (ROE) 9% 9% 13% 11% 10.50%

Nguồn: Tính tốn của NCS dựa trên báo cáo tài chính DN

Để trở thành một trong những công ty kinh doanh rau quả lớn nhất thị trường Ấn Độ và là một công ty kinh doanh thực phẩm tầm cỡ thị trường quốc tế, trong thời gian qua Safal đã phát triển lợi thế và CLCT của mình trên cơ sở khác biệt hóa về chất lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường. Nhờ những sự nỗ lực trong triển khai các phương thức cạnh tranh khác biệt hóa, cơng ty đã đạt được một vị trí cạnh tranh vững chắc trên thị trường. Sự thành công về CLCT của công ty phải kể đến những năng lực chủ yếu bao gồm:

Happy Happy Happy People, cam kết mang lại hạnh phúc cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, vệ sinh và đảm bảo chất lượng cao, là sức mạnh, sự khác biệt và di sản của thương hiệu qua nhiều năm.

Ba là, DN đã xây dựng thành công chuỗi cung ứng rau quả, trong đó giảm bớt

trung gian và tinh giảm cấu trúc tổ chức để dễ dàng tiếp cận thị trường và khách hàng. Một trong những năng lực cốt lõi mạnh nhất của công ty là khả năng sản xuất, vận chuyển và cung cấp các sản phẩm dễ hỏng đảm bảo chất lượng cao trên toàn thế giới. Chất lượng Safal bắt đầu ngay trên trang trại, và chất lượng đó được bảo quản và bảo vệ trong chuỗi cung ứng làm lạnh từ trang trại đến khách hàng. Mạng lưới lưu trữ lạnh trên toàn thế giới – tại trang trại, trên xe tải, nhà máy, trong container, trên tàu với một chuỗi cung ứng lưu trữ lạnh khép kín cho phép vận chuyển trên toàn thế giới các sản phẩm dễ hỏng và là chìa khóa để tạo ra sản phẩm chất lượng.

Bốn là, Safal tập trung nhiều cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, từ việc

đóng gói sản phẩm bằng các vật liệu an toàn, thường xuyên cải tiến về mẫu mã, trình bày sản phẩm đến đảm bảo về chất lượng, tính an tồn của sản phẩm ngay cả khi các sản phẩm phải di chuyển đến các thị trường quốc tế và thời gian bảo quản sản phẩm lâu hơn. Cơng ty triển khai hàng loạt các mơ hình quản trị chất lượng hiện đại như IFS Food, KOSHER, ISO22000.

Năm là, không ngừng cải tiến và phát triển các sản phẩm mới trên nền tảng

mang lại những gì tốt đẹp nhất cho khách hàng. Công ty đã phát triển nhiều dòng sản phẩm mới, thân thiện với môi trường, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng và hướng tới chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh cho khách hàng. Các sản phẩm tăng cường chất xơ, giàu vi sinh vật có lợi cho tiêu hóa hay xu hướng hữu cơ đã được công ty nắm bắt và triển khai tốt.

Trong nỗ lực của công ty hướng tới thành công trong cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh, Safal hình thành được một cơ chế mở về quản trị nguồn nhân lực để có khả năng xây dựng đội ngũ nhân sự trung thành và hiệu quả. Đồng thời, hướng công ty cạnh tranh hiệu quả nhờ sự tin cậy, chất lượng, sự đổi mới và chất lượng thời gian. Những nỗ lực này đã giúp cho công ty được công nhận là DN đứng thứ hai trong ngành công nghiệp tiêu dùng nhanh và cũng được xếp hạng thứ 39 trong Top 100 DN xuất sắc nhất của Ấn Độ.

2.4.1.3. Tianyun – Trung Quốc

TNHH Tianyun International Holdings là một công ty kinh doanh trái cây chế biến tại Sơn Đông, Trung Quốc. Được thành lập vào năm 2003, đến nay Tianyun là một trong 7 DN chế biến và kinh doanh hoa quả lớn nhất Trung Quốc với 3,2% thị phần. Công ty kinh doanh hơn 55 loại sản phẩm trái cây chế biến trong bao bì bằng kim loại có trọng

lượng tịnh từ 120 gram đến 5.000 gram. Tianyun cũng cung cấp các sản phẩm trái cây chế biến trong cốc nhựa với trọng lượng tịnh là 120 gram và 220 gram và các sản phẩm trái cây đã chế biến trong hộp thủy tinh chứa đầy trái cây và si-rô, nước hoặc nước trái cây làm trám, với trọng lượng tịnh từ 280 gram đến 880 gam. Trong năm 2014, doanh số bán trái cây chế biến chiếm 81,4% tổng doanh thu của công ty, trong khi trái cây tươi và các sản phẩm khác chiếm phần còn lại. Sản phẩm của cơng ty được đánh giá chất lượng cao, an tồn, lành mạnh, ngon, bổ dưỡng và thuận tiện cho người tiêu dùng.

Cơng ty đã có sự nỗ lực trong xây dựng và triển khai CLCT cho từng giai đoạn phát triển, và nỗ lực tập trung phát triển cho một số năng lực cạnh tranh quan trọng để tạo ra được cách thức cạnh tranh hiệu quả đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Qua Bảng 2.5 cho thấy hiệu quả kinh doanh của cơng ty có được mức độ tăng trưởng đáng kể với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân giai đoạn đạt 13,95%; lợi nhuận đạt 9,29%, ROA bình quân 2% và ROE là 3%.

Bảng 2.5: Một số kết quả kinh doanh của Tianyun giai đoạn 2014-2017

Tiêu chí Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 TB GĐ 2014- 2017

Doanh thu (triệu USD) 64,88 80,23 94,71 108,05 86,97

Tốc độ tăng trưởng doanh thu 23,66% 18,04% 14,09% 13,95% Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) 5% 2% 2% 1% 2%

Lợi nhuận (triệu USD) 1.29 1.40 1.87 1.79 1.59

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 8.52% 32.87% -4.27% 9.28%

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) 8% 2% 2% 2% 3%

Nguồn: Tính tốn của NCS dựa trên báo cáo tài chính DN

Bằng cách thực hiện một CLCT tập trung vào một phân đoạn thị trường nhất định và đáp ứng nhu cầu thị trường nhỏ, công ty đã và đang cố gắng phấn đấu để củng cố vị trí của mình trong ngành chế biến rau quả Trung Quốc. Để thực hiện được các mục tiêu CLCT tập trung vào khác biệt hóa, Tianyun là chủ yếu tham gia vào việc sản xuất và bán các sản phẩm trái cây đã chế biến. Công ty đã xây dựng mơ hình bán hàng trực tuyến thông qua một nền tảng mua sắm trực tuyến của bên thứ ba (Tmall) tại Trung Quốc bán sản phẩm trái cây chế biến dưới thương hiệu riêng của mình.

Sự thành cơng của Tianyun trong cuộc chiến giành thị phần và duy trì vị thế cạnh tranh trong ngành là do cơng ty đã lựa chọn cho mình phương thức cạnh tranh hợp lý cũng như tập trung nỗ lực phát triển một số năng lực cạnh tranh then chốt bao gồm:

Thứ nhất, năng lực kiểm sốt chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt. Tianyun có

là ln song song trong q trình sản xuất chế biến. Tianyun cũng duy trì các quy trình vệ sinh nghiêm ngặt, nhân viên của công ty được yêu cầu tuân thủ trong quá trình sản xuất. Tianyun đã được công nhận chất lượng với các bộ tiêu chuẩn BRC (A+), IFS Food, KOSHER, ISO 22000 đối với các cơ sở sản xuất, kiểm soát và quản lý chất lượng điều này thể hiện cơ sở vật chất và quy trình kiểm sốt chất lượng đã đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế được cơng nhận và do đó Tianyun trở thành thương hiệu có uy tín trên thị trường .

Thứ hai, công ty hoạt động quanh năm mà khơng gặp trở ngại do tính thời vụ của

trái cây. Tianyun mua nhiều loại trái cây tươi cho q trình chế biến sản xuất. Cơng ty sử dụng các vật liệu đóng gói như hộp kim loại, cốc nhựa, hộp thủy tinh, màng đệm, nhãn, hộp và vật liệu bao gói trong q trình sản xuất. Thời gian sản xuất trung bình cho các sản phẩm trái cây chế biến yêu cầu từ việc xử lý nguyên liệu thô đến kho chứa khoảng 4 giờ. Với khả năng sản xuất một loạt các sản phẩm trái cây chế biến từ trái cây tươi thu hoạch và có sẵn tại các mùa khác nhau trong năm, Tianyun có thể thực hiện sản xuất trong suốt cả năm mà không bị gián đoạn trong một số mùa nhất định do không đủ cung cấp một số loại trái cây tươi đồng thời cung cấp các sản phẩm trái cây chế biến khác nhau bao gồm dâu tây, mơ, đào, lê, táo, dứa và trái cây hỗn hợp. Các loại trái cây chế biến sản phẩm cho phép công ty đáp ứng các yêu cầu khác nhau của khách hàng, cung cấp khả năng phản hồi thay đổi sở thích của người tiêu dùng cuối cùng và cho phép Tianyun tiếp cận cơ sở khách hàng rộng hơn.

Thứ ba, công ty tăng cường nỗ lực phát triển sản phẩm theo định hướng thị trường

để đáp ứng sở thích của người tiêu dùng. Tianyun có một nhóm nghiên cứu và phát triển thị trường chịu trách nhiệm cải tiến các sản phẩm hiện thời, phát triển các sản phẩm mới, giới thiệu hương vị mới và tăng cường công nghệ và hiệu quả sản xuất. Hãng có định hướng tăng doanh thu và thị phần thông qua việc phát triển sản phẩm liên tục, đồng thời có kế hoạch nâng cao hơn nữa vị trí của các sản phẩm hiện có và phát triển, ra mắt nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm việt nam (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)