Kết quả tổng hợp thang đo nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm việt nam (Trang 80 - 84)

Biến

hóa Biến quan sát Tác giả

Chiến lược chi phí thấp

LC1

DN áp dụng các phương pháp quản trị hiện đại (như quản trị chuỗi cung ứng, quản trị tinh gọn, quản trị chất lượng, quản trị chiến lược, quản trị tri thức….) để giảm chi phí

Dess và Davis ([80], 1984)

LC2

DN áp dụng các phương pháp định giá sản phẩm thấp và linh hoạt (Định giá theo nhu cầu, định giá theo đối thủ cạnh tranh, định giá hớt váng sữa….

Porter ([126], 1980; [127], 1985), Dess và Davis ([80], 1984)

LC3

DN luôn chủ động trong cung ứng, vận chuyển cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào cho sản xuất sản phẩm nhằm đạt mức chi phí tối ưu

Dess và Davis ([80], 1984)

LC4 DN có hệ thống phân phối bán hàng rộng khắp (bán hàng trực tuyến, phân phối độc quyền…)

Porter ([126], 1980; [127], 1985)

LC5

DN ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại nhằm tăng năng suất và giảm chi phí

Porter ([126], 1980; [127], 1985), Dess và Davis ([80], 1984)

LC6 DN có hoạt động tài chính lành mạnh, đủ vốn hoạt động và đảm bảo khả năng thanh toán Porter ([126], 1980; [127], 1985), Wright ([152], 1987) LC7 DN có quy mơ sản xuất lớn và khả năng đáp ứng

số lượng sản phẩm theo nhu cầu khách hàng

Porter ([126], 1980; [127], 1985)

LC8 DN có sản phẩm được tiêu chuẩn hóa Ogot ([112], 2014)

CLCT khác biệt hóa

DS1 DN thường xuyên sáng tạo và đổi mới sản phẩm nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng

Dess và Davis ([80], 1984)

DS2 DN nghiệp thường xuyên tạo ra sự khác biệt về dịch vụ khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh

Porter ([126], 1980; [127], 1985)

DS3 DN có đủ năng lực phát triển chuỗi cung ứng nội bộ và tham gia chuỗi cung ứng của ngành

Ogot ([112], 2014 DS4 Nguồn nhân lực của DN đảm bảo về chuyên môn,

nghiệp vụ, kỹ năng

Porter ([126], 1980; [127], 1985)

DS5 DN có năng lực quản trị quan hệ khách hàng tốt Porter ([126], 1980; [127], 1985)

DS6 Thương hiệu của DN được nhiều người biết đến Dess và Davis ([80], 1984) DS7

DN thường xuyên áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cũng như hệ thống quản lý môi trường

Ogot ([112], 2014

DS8 DN thường xuyên đổi mới công nghệ truyền thông marketing sản phẩm

Porter ([126], 1980; [127], 1985)

DS9 DN đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, người lao động và có ý thức bảo vệ môi trường”

Ogot ([112], 2014

DS10

DN thường xuyên đổi mới cập nhật và ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh“

Porter ([126], 1980; [127], 1985), Dess và Davis ([80], 1984)

Biến

hóa Biến quan sát Tác giả

CLCT tập trung

FS1

“DN thường xuyên thực hiện nghiên cứu thị

trường để có thể tìm hiểu được nhu cầu khách hàng cũng như định hình các sản phẩm phù hợp cho từng phân đoạn thị trường

Porter ([126], 1980; [127], 1985)

FS2 Sản phẩm của DN có khả năng đáp ứng các nhu cầu cá biệt của khách hàng

Porter ([126], 1980; [127], 1985), Wright ([152], 1987) FS3

DN có khả năng cung ứng sản phẩm ở phân khúc thị trường giá cao

Porter ([126], 1980; [127], 1985), Dess và Davis ([80], 1984), Wright ([152], 1987) FS4

Chiến lược phát triển các hoạt động marketing phân biệt của DN luôn phát huy hiệu quả ở từng khu vực thị trường”

Porter ([126], 1980; [127], 1985), Wright ([152], 1987)

FS5 DN thường xuyên mở rộng và phát triển thị trường mới

Dess và Davis ([80], 1984)

FS6 DN thường xuyên đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu của các phân đoạn thị trường khác nhau

Dess và Davis ([80], 1984)

Hiệu quả kinh doanh của các DN kinh doanh thực phẩm Việt

Nam

PB1 Tốc độ tăng trưởng doanh thu Dess và Davis ([80], 1984) PB2

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) Porter ([126], 1980; [127], 1985), Dess và Davis ([80], 1984), Wright ([152], 1987) PB3 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận Porter ([126], 1980; [127],

1985) PB4

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) Porter ([126], 1980; [127], 1985), Dess và Davis ([80], 1984)

PB5 Hiệu quả kinh doanh tổng thể Wright ([152], 1987)

Nguồn: NCS tổng hợp

3.3.2. Nghiên cứu chính thức

Sau khi tiến hành điều tra, các phiếu điều tra thu về được kiểm tra tính hợp lệ, làm sạch dữ liệu, nhập dữ liệu trên phần mềm SPSS 20.0. và được đưa vào phân tích theo các bước sau:

+ Thống kê mô tả về các yếu tố ảnh hưởng đến CLCT của các DN nhằm chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức quan trọng của DN.

+ Thống kê mô tả về của các năng lực cạnh tranh cấu thành CLCT của các DN để chỉ ra những thành công và hạn chế của các DN theo đuổi các nhóm CLCT khác nhau.

+ Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Phân tích nhân tố EFA – Exploratory Factor Analysis là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ, tóm tắt dữ liệu. Phương pháp này thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau; giúp rút gọn một tập K biến quan sát thành một tập F (F<K) các nhân tố có ý

và loại các biến rác, kỹ thuật EFA được thực hiện nhằm đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. Nói cách khác, EFA giúp sắp xếp lại thang đo thành nhiều tập (các biến cùng một tập là giá trị hội tụ, việc chia các tập khác nhau là giá trị phân biệt). Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát. Cụ thể các hệ số được quy định như sau: KMO: 0,5<KMO<1: Phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu và ngược lại KMO<0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu. EFA có giá trị thực tiễn khi tiến hành các loại biến quan sát có hệ số tải nhân tố <0,5 (Hair và cộng sự, [91], 1998). Các mức giá trị của hệ số tải nhân tố > 0,3 là đạt mức tối thiểu; lớn hơn 0,4 là quan trọng; lớn hơn 0,5 là có ý nghĩa thực tiễn. Tiêu chuẩn để chọn mức giá trị hệ số tải nhân tố: cỡ mẫu khoảng 100 thì chọn hệ số tải nhân tố >0,55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì hệ số tải nhân tố phải >0,75 (Hair và cộng sự, [91], 1998).

+ Phân tích hồi quy

Sau khi phân tích EFA, luận án kiểm định các nhận định đưa ra bằng phương pháp kiểm định tương quan và hồi qui đa biến. Đây là phương pháp được sử dụng dùng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập.

Y (HQKD) = β0+ β1LC+ β2DS + β3 FS + εi Trong đó:

Y (HQKD): Biến phụ thuộc, hiệu quả kinh doanh của các DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam

LC: CLCT chi phí thấp DS: CLCT khác biệt hóa FS: CLCT tập trung

β0: Là hệ số góc hồi quy tổng thể Y khi các biến độc lập bằng 0, thể hiện mức tác động của các nhân tố khác ngoài các nhân tố được xác định trong mơ hình.

εi: Sai số

Phân tích hồi qui là phân tích thống kê để xác định mối quan hệ tác động giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Thơng qua mơ hình phân tích sẽ xác định các CLCT có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả kinh doanh của các DN kinh doanh thực phẩm Việt Nam. Hệ số β của CLCT nào cao hơn thể hiện mức độ tác động đến hiệu quả kinh doanh càng cao.

CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN LƢỢC CẠNH TRANH ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH

CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH THỰC PHẨM VIỆT NAM 4.1. Tổng quan ngành thực phẩm và các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm Việt Nam

4.1.1. Khái quát về ngành thực phẩm Việt Nam

Ngành công nghiệp thực phẩm là một đóng góp quan trọng cho nền kinh tế của Việt Nam, ngành đã đã đạt được sự phát triển nhanh chóng trong suốt thập kỷ qua nhờ cải tiến công nghệ và sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân. Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp quan trọng đối với các sản phẩm: gạo, thủy sản, thực phẩm tươi, và thực phẩm đã qua chế biến. Ngành thực phẩm được định hướng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu do đó đến nay Việt Nam đã trở thành một ngành kinh doanh có quy mơ lớn với sự tham gia của hơn 7000 DN với gần một triệu lao động trong đó 84% là các DN nhỏ và vừa có số lượng lao động dưới 50 người, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành thực phẩm trong 10 năm qua đạt bình qn 10% và đóng góp 15% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho nền kinh tế Việt Nam (Bộ NN & PTNT, [50], 2017).

Là một quốc gia nông nghiệp, với tài nguyên thiên nhiên phong phú và điều kiện khí hậu thuận lợi vùng với chi phí lao động tương đối thấp đã tạo ra lợi thế cho Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm. Ngoài ra, khả năng sản xuất, chế biến và phát triển các sản phẩm nơng nghiệp và thực phẩm có chất lượng cao, số lượng và quy mô lớn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Việt Nam đã và đang cố gắng đưa ngành thực phẩm trở thành ngành cơng nghiệp có thế mạnh thơng qua các nỗ lực về đổi mới và phát triển công nghệ và triển khai áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm, xác lập được vị thế cạnh tranh trong ngành thực phẩm toàn cầu.

Trong những năm qua, ngành thực phẩm đã được nhận được nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước để nỗ lực trở thành “Giỏ thực phẩm của thế giới”. Hàng loạt các chương trình, dự án đầu tư nhằm xây dựng và quảng bá sản phẩm thực phẩm của Việt Nam đến thế giới như: Xây dựng thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam, hỗ trợ các DN tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế về thực phẩm ở Việt Nam và hàng loạt các quốc gia trên thế giới, nhằm không ngừng quảng bá thương hiệu thực phẩm Việt Nam. Chính phủ cũng đã triển khai hàng loạt các chính sách thuận lợi nhằm nâng cao sức cạnh tranh, để hình thành ngành kinh tế mạnh, hội nhập vững

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm việt nam (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)