Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp dịch vụ ngân hàng quốc tế giải pháp hoàn thiện và phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh (Trang 40 - 43)

II. MỘT SỐ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG

1. Các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế

1.2. Hoạt động kinh doanh các dịch vụ ngân hàng quốc tế

1.2.2. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ

Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế quốc tế, các ngân hàng đang hoàn thiện mơ hình tổ chức quản lý và đa dạng hóa các dịch vụ theo hƣớng tài

chính hóa. Trong bối cảnh đó, kinh doanh ngoại tệ đang dần khẳng định vị thế của mình: góp phần tạo cơ sở và điều kiện phát triển, bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động ngoại thƣơng, TTQT diễn ra suôn sẻ, trở thành một hoạt động không thể thiếu đƣợc trong hoạt động kinh doanh tổng thể cảu ngân hàng hiện đại, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của ngân hàng trong toàn ngành.

1.2.2.1. Khái niệm

Kinh doanh ngoại tệ theo nghĩa rộng bao gồm việc mua bán ngoại tệ, đảm bảo ổn định số dƣ tài khoản kinh doanh ngoại tệ tại nƣớc ngồi và tìm cách thu hồi thơng qua chênh lệch tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau. theo nghĩa hẹp, kinh doanh ngoại tệ chỉ đơn giản là việc mua bán trên số dƣ các tài khoản bằng ngoại tệ.

1.2.2.2. Mục đích

Ngân hàng kinh doanh ngoại tệ nhằm ba mục đích:

- Đáp ứng yêu cầu chi trả của khách hàng bằng ngoại tệ mà NHTM đó chƣa có sẵn.

- Bảo toàn giá trị tiền tệ trong kinh doanh, khi một ngoại tệ đang có xu hƣớng mất giá so với ngoại tệ khác.

- Đơn thuần vì mục đích khinh doanh thời điểm kết hợp các phƣơng thức kinh doanh để tìm kiếm lợi tức cao hơn.

Sau đây là một số dịch vụ kinh doanh ngoại tệ mà các NHTM thƣờng tiến hành:

1.2.2.3. Các dịch vụ cơ bản trên thị trƣờng ngoại hối

Thị trƣờng hối đối có thể nói là thị trƣờng sơi động nhất với nhiều loại hìnhgiao dịch trong đó bao gồm :

- Giao dịch ngoại hối giao ngay. - Giao dịch ngoại hối kì hạn. - Giao dịch tiền tệ tƣơng lai. - Giao dịch quyền chọn tiền tệ.

- Giao dịch hoán đổi ngoại hối.

* Giao dịch mua bán giao ngay:

Giao dịch mua bán giao ngay là nghiệp vụ mua hay bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ đƣợc thực hiện ngay hoặc chậm nhất là trong hai ngày làm việc kể từ khi thoả thuận hợp đồng mua bán. Nghiệp vụ này đƣợc diễn ra trên thị trƣờng giao ngay và thực hiện trên cơ sở tỷ giá giao ngay, tức là tỉ giá đƣợc xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch. Nghiệp vụ này nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ giao ngay của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà đầu tƣ và các NHTM .

* Giao dịch có kì hạn:

Giao dịch ngoại hối có kì hạn là những giao dịch ngoại hối có ngày giá trị xa hơn ngày giá trị giao ngay. Giao dịch kì hạn rất hiệu quả trong việc phịng ngừa rủi ro tỉ giá đối với các công ty khi tham gia xuất nhập khẩu, vay nợ nƣớc ngoài hay thực hiện đầu tƣ quốc tế. Thị trƣờng kì hạn cịn là nơi hoạt động tích cực của các nhà đầu cơ để kiếm lời .

* Giao dịch tiền tệ tương lai:

Hợp đồng tƣơng lai là một thoả thuận về việc mua bán một tài sản trong tƣơng lai tại một mức giá cố định , giá cả đƣợc thoả thuận vào ngày hôm nay nhƣng việc giao nhận tài sản và thanh toán xảy ra sau này. Đối với tiền tệ cũng vậy , nguyên tắc về giao dịch tƣơng lai là không thay đổi. Các hợp đồng tƣơng lai có thể đƣợc sử dụng vào các mục đích phịng ngừa rủi ro và các mục đích đầu cơ.

* Giao dịch quyền chọn tiền tệ:

Hợp đồng quyền chọn tiền tệ là quyền, chứ không phải nghĩa vụ, mua hoặc bán một đồng tiền này với một đồng tiền khác tại tỷ giá cố định đã thoả thuận trƣớc, trong một thời gian nhất định. Hợp đồng quyền chọn bao gồm quyền chọn bán và quyền chọn mua. Trong đó hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ là hợp đồng mà ngƣời mua hợp đồng có quyền mua một đồng tiền nhất định. Hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ là hợp đồng trong đó ngƣời mua hợp

đồng có quyền bán một đồng tiền nhất định. Giao dịch quyền chọn là một trong những cơng cụ phịng ngừa rủi ro tài chính DN thông qua việc hạn chế tác động bất lợi rủi ro tỉ giá.

* Giao dịch hoán đổi:

Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, các DN thƣờng quan tâm và lo lắng về sự biến động của tỉ giá hối đoái. Các DN nhập khẩu lo tỉ giá tăng. Ngƣợc lại, các DN xuất khẩu lo tỉ giá giảm. Hoạt động kinh tế ngày càng phát triển, xu hƣớng tồn cầu hố và hội nhập ngày càng tăng, hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tƣ, tín dụng quốc tế ngày càng mở rộng khiến các DN quan tâm nhiều hơn đến rủi ro tỉ giá. Các công cụ giao dịch hối đoái sẽ giúp các DN xuất nhập khẩu, các nhà kinh doanh chứng khoán hạn chế sự biến động, phòng ngừa rủi ro tỉ giá.

Cùng với nghiệp vụ giao dịch kì hạn (Forward), quyền chọn (Currency option), tƣơng lai (Future), giao dịch hoán đổi (Swap) đƣợc ra đời, là một trong những cơng cụ phịng ngừa rủi ro tài chính cho các chủ thể tham gia thị trƣờng ngoại hối một cách có hiệu quả. Rõ ràng là việc xuất hiện cơng cụ Swap, tạo ra cho DN có cơ hội tốt hơn trong việc lựa chọn và quyết định, sử dụng cơng cụ bảo hiểm tỉ giá, theo tình hình thực tế của thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp dịch vụ ngân hàng quốc tế giải pháp hoàn thiện và phát triển trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)