Nước sau khi xử lý 1, để có thể sử dụng cho quá trình sản xuất nước sẽ được qua quá trình xử lý 2.
Nước từ hộp chứa nước được dẫn vào bồn phản ứng, tại đây các bơm pittơng sẽ bơm tiếp vào các hóa chất như: vơi, phèn, chlorine. Sau khi được bơm hóa chất thì nước sẽ được xả vào hai bể lắng để thực hiện quá trình lắng. Sau khi qua hai bể lắng thì dẫn nước vào một bể lắng khác có thể tích 15m3, bể lắng này chỉ có tác dụng là lưu giữ nước để cung cấp cho hai phi lọc, một phi lọc cát và một phi lọc than. Đầu tiên nước sẽ được dẫn vào phi lọc cát để loại bỏ các tạp chất, phi lọc cát được cấu tạo giống như phi lọc cát bên xử lý một cung gồm: 1lớp cát camranh, 3lớp sỏi, 1lớp đá xanh. Nước khi vào phi lọc cát có nồng độ clo khoảng 6-12ppm. Sau khi qua phi lọc cát nước được dẫn qua phi lọc than, phi lọc than có tác dụng ngậm clo, ngồi ra cũng có tác dụng ngậm mùi, ngậm màu. Phi lọc than được cấu tạo gồm: 1 lớp than hoạt tính được làm từ gáo dừa, 3 lớp sỏi và 1 lớp đá xanh. Nước sau khi qua phi lọc than có nồng độ clo là 0ppm, nước trong và khơng có mùi lạ. Nước này được đưa vào để nấu siro trắng.
Chất lượng nước sau quy trình xử lý nước 2 :
Xử lý 2 đã xử dụng các phương pháp : xử lý hóa chất để diệt và ức chế khuẩn, phương pháp kết lắng và phương pháp hấp thụ
Các hóa chất sử dụng : Vôi, phèn, chlorine
Nước được xử lý với vôi và phèn để thực hiện phương pháp kết lắng
Phèn xử dụng có 2 loại là : phèn nhơm ( Al2(SO4)3.18H2O và phèn sắt ( Fe2(SO4)3.9H2O ) Khi cho phèn nhôm vào nước sẽ tạo phản ứng tạo thành hydroxyde nhôm
Al2(SO4)3 = 2Al3+ + 3SO42- Al3+ + 3H2O = Al(OH)3 + 3H+
Hydroxye nhơm tạo thành có độ hịa tan kém và có dạng bơng . Nhờ đó các hợp chất dạng keo[7] sẽ hấp phụ lên bề mặt hydroxyde nhơm tạo nên những tập hợp có kích thước lớn hơn và nặng hơn dễ dàng được tách ra khỏi nước bằng phương pháp lắng lọc
Tuy vậy sử dụng phèn cũng có nhiều nhược điểm ,một trong đó là làm pH của nước giảm vì vậy cần phải hiệu chỉnh lại pH bằng vơi dẫn đến chi phí sản xuất tăng
Chlorine được cho vào nước với mục đích tiêu diệt và ức chế vi sinh vật có trong nguồn nước, cơ chế như sau :
Cl2 hòa tan rất mạnh trong nước (7160 mg/L ở 20oC và 1 atm). Khi hịa tan trong nước nó tạo thành hypochlorous acide :
Cl2 + H2O HOCl + H+ + Cl- HOCl HCL + [O]
Oxi nguyên tử có khả năng oxi hóa rất mạnh và là một tác nhân diệt khuẩn. Nó sẽ chui vào bên trong tế bào vi sinh vật, tham gia phản ứng với một nhóm chức của protein và làm rối loạn quá trình trao đổi chất của tế bào
Nước xử lý bằng chlorine thường có mùi clorine gây khó chịu nên cần phải sử dụng chất hấp phụ để khử mùi clorine
Chất hấp phụ sử dụng : than hoạt tính
Than hoạt tính là một loại vật liệu carbon có độ xốp cao. Bề mặt riêng của than hoạt tính có thể giao động từ 500 – 1500m2/g. Nhờ đó than hoạt tính có thể hấp phụ nhiều loại tạp chất, đặc biệt
là chất màu và mùi có trong nước
Ngồi khả năng chất mùi được hấp thụ trên bề mặt các hạt than cịn có thể xảy ra phản ứng : hiệu quả đạt được cao hơn
C + 2Cl2 + 2H2O = CO2 + 4HCl
Lớp sỏi và lớp cát có chức năng giữ lại các cấu tử không tan trong nước giúp tiết kiệm lượng than sử dụng
Nước sau xử lý 2 đã qua diệt khuẩn, khử màu mùi cùng các tạp chất nên có thể sử dụng là nước uống
2.1.1.3. Chu kỳ vệ sinh các thiết bị a. Phi lọc cát a. Phi lọc cát
Sau 3 ngày sử dụng thì sẽ tiến hành vệ sinh phi lọc cát một lần. Phi lọc cát được vệ sinh bằng gió: Đầu tiên cho nước vào phi lọc cát sau đó bơm gió vào để đẩy hết nước ra ngoài kéo theo các chất bẩn và bụi .
Sau một năm thì sẽ tiến hành tháo dở phi lọc cát để làm vệ sinh toàn bộ. Các lớp cát, sỏi và đá xanh sẽ được lấy ra và tiến hành sàn lọc để đảm bảo đúng kích thướt và được cho vào lại phi lọc cát để sử dụng như ban đầu.