Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoà

Một phần của tài liệu Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 29)

c. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Đà Nẵng đến năm

1.3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoà

nước ngoài

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIX đã nêu rõ nhu cầu vốn FDI của thành phố như sau:

Để thực hiện được mục tiêu đề ra về tổng nguồn vốn đầu tư phát triển nêu trên, thành phố cần tăng cường huy động nhiều nguồn vốn đầu tư theo nhiều hướng khác nhau; vận động các dự án lớn của các Bộ, Ngành Trung ương đầu tư vào thành phố; tranh thủ nguồn vốn vay dài hạn, trả chậm hàng năm của Nhà nước và các tổ chức tài chính, tín dụng; đẩy mạnh thu hút vốn FDI, vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Phấn đấu trong 5 năm (2006 - 2010) thu hút vốn FDI đạt 1.640 triệu USD, chiếm 40% tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ này, chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp và du lịch [40, tr.150].

Như vậy, nhu cầu bình quân mỗi năm thành phố phải thu hút vốn FDI là 328 triệu USD. Trong các năm gần đây, Đà Nẵng luôn dẫn đầu miền Trung về thu hút FDI. Tuy nhiên, so với các địa phương ở hai đầu của đất nước, kết quả thu hút FDI vào thành phố Đà Nẵng còn quá khiêm tốn, chưa xứng đáng với tiềm năng và vị thế của thành phố Đà Nẵng. Với khả năng tích lũy vốn nội bộ cịn hạn chế như hiện nay thì việc thu hút nguồn vốn FDI cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Đà Nẵng trong thời gian tới là một vấn đề quan trọng mang tính chiến lược.

1.3. CHÍNH SÁCH THU HÚT VN ĐẦU TƯ TRC TIP NƯỚC

NGOÀI CA NHÀ NƯỚC VIT NAM

1.3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư trực tiếp nước ngoài

FDI là một lĩnh vực hoạt động gắn liền với chủ trương “đổi mới và m

cửa” của Đảng và Nhà nước ta. Qua 20 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài, chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Nước ta đã kí kết các hiệp định song phương và tham gia các điều ước quốc tế có liên quan đến FDI, bao gồm các cam kết thực hiện điều ước quốc tế, các hiệp định song

phương, các cam kết về đầu tư đa phương. Nước ta đã tham gia một số hiệp định đầu tư đa phương như: Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN, chương trình hành động về xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ diễn đàn hợp tác Á-Âu - ASEAN và nhất là các qui định của WTO có liên quan đến đầu tư khi nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này. Đến nay, khi nước ta trở thành viên chính thức của WTO, các cam kết gia nhập WTO, trong đó có các cam kết về đầu tư, đang được thực hiện theo lộ trình đã cam kết.

Đảng ta ln có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị thế của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước luôn nhất quán. Ngày 29 tháng 12 năm 1987, Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thơng qua Luật Khuyến khích đầu tư nước ngồi. Vào thời điểm đó, Luật này được dư luận quốc tế đánh giá là một luật đầu tư thơng thống nhất trong khu vực [20, tr.186].

Điều 1 của Luật này qui định:

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoan nghênh và khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn và kỹ thuật vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, tuân thủ pháp luật của Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi. Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tạo những điều kiện thuận lợi và qui định các thủ tục dễ dàng cho tổ chức,cá nhân đó đầu tư vào Việt Nam [27].

Hơn nữa, hoạt động FDI còn được đưa vào Hiến pháp của nước ta. Điều 25 của Hiến pháp hiện hành qui định:

Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngồi đầu tư vốn, cơng nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngồi. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi khơng bị quốc hữu hố. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam địnhcư ở nước ngoài đầu tư về nước [21, tr.23].

Tại văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam, lần đầu tiên kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi được chính thức xác định là một thành phần kinh tế, là bộ phận cấu thành của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, được khuyến khích phát triển mạnh và lâu dài, với trọng tâm là hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. Nghị quyết cũng đề ra nhiệm vụ phải cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài [17, tr.646].

Đây là bước phát triển mới về quan điểm, nhận thức so với các Đại hội trước về vai trị, vị trí của FDI đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, thể hiện chủ trương nhất quán của Đảng ta là “phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững” [17, tr.638].

Nghị quyết Đại hội IX cũng đề ra những chủ trương, định hướng cơ bản cho việc thu hút, sử dụng và quản lý FDI trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001 - 2010). Xuất phát từ mục tiêu tổng quát của Chiến lược là đẩy mạnh CNH, HĐH; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, cần huy động lượng vốn lớn trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển.

Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 4 năm 2006, tiếp tục coi kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế nước ta. Đại hội đã khẳng định:

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được đối xử bình đẳng như doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh. Tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành, các vùng lãnh thổ phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta [18, tr.238].

Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới,

tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn FDI [18, tr.204-205].

Luật Đầu tư năm 2005 thay thế và thống nhất Luật Đầu tư nước ngồi và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006 đã tiếp tục khẳngđịnh quan điểm khuyến khích và đối xử bình đẳngđối với FDI; về thể chế, đã cải thiện cơ bản môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, tạo một sân chơi bình đẳng, khơng phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế khi nước ta là thành viên WTO, tăng cường sự quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư, trong đó có FDI.

Về chính sách đầu tư, Luật Đầu tư năm 2005 quy định:

Nhà đầu tư được đầu tư trong các lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật không cấm; được tự chủ và quyết định hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam. Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngồi; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động đầu tư. Nhà nước cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư [28, tr.12-13].

Như vậy quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhất quán và có bước tiến quan trọng trên bình diện chủ trương và luật pháp. Quan điểm chung không những khẳng định vị thế của FDI mà cịn coi kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành nền kinh tế Việt Nam. Việc bảo hộ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi

khơng chỉ được thể hiện trong văn bản luật pháp có liên quan đến lĩnh vực này, mà còn được ghi vào Hiến pháp, đạo luật cơ bản và quan trọng nhất của đất nước.

Một phần của tài liệu Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)