c. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Đà Nẵng đến năm
2.1.5.3. Giải quyết việc làm
- Thời kỳ 1997 - 2000: các doanh nghiệp FDI tích cực góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận. Lượng lao động thu hút vào các doanh nghiệp FDI tăng qua các năm tuy chưa
thật ổn định. Tính đến cuối năm 2000, có 12.543 lao động được giải quyết việc làm, riêng từ năm 1997 - 2000 giải quyết thêm được 4.343 lao động. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngồi cũng góp phần giải quyết cho một số lao động thời vụ tham gia xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng của các dự án (bảng 2.7).
- Thời kỳ 2001 - 2005: giải quyết thêm 11.257 lao động, số lao động được giải quyết việc làm lũy kế đến cuối năm 2005 là 23.800 lao động chưa kể hàng chục ngàn lao động gián tiếp ở các ngành sản xuất phụ trợ, các ngành sản xuất phục vụ nguyên liệu, vật liệu cho các doanh nghiệp FDI, lao động thời vụ trong quá trình triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho các dự án đi vào hoạt động (bảng 2.8). Lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI có mức lương tương đối cao và ổn định so với các khu vực khác, bình quân đạt 1,250 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp FDI đều ký hợp đồng lao động đảm bảo đúng pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề tranh chấp lao động, đình cơng vẫn cịn xảy ra do công nhân phải làm việc quá giờ quy định, tăng ca thường xuyên, sức khỏe của người lao động không được đảm bảo.
Bảng 2.9. Một số kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các dự án FDI năm 2005 theo ngành kinh tế trên địa bàn Đà Nẵng
Ngành kinh tế Số lao động(người) (triDoanh thu ệu USD) Giá trkhẩu (triị xuất ệu USD)
Nộp NSNN
(triệu USD)
Nông nghiệp 12 0,5 0,1 0,1
Công nghiệp, xây dựng 19.000 105,0 84,9 11,9 Du lịch, giao thông
vận tải, bưu điện 4.000 33,0 20,0 2,0
Dịch vụ khác 788 7,0
Tổng số 23.800 145,5 105,0 14,0
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng.
Nếu phân tích riêng năm 2005 theo ngành nghề (bảng 2.9) ta thấy, năm 2005 các doanh nghiệp FDI đều hoạt động ổn định và có bước phát triển mới, thơng qua các chỉ tiêu chủ yếu về doanh thu, giá trị xuất khẩu, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và giải quyết việc làm cho người lao động đều tăng so với năm 2004. Song bên cạnh đó, vẫn cịn một số doanh nghiệp ngành may mặc gặp
khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu do hạn chế về hạn ngạch vào hai thị trường lớn là Mỹ và EU. Đây cũng là tình trạng khó khăn chung của các doanh nghiệp ngành dệt may của cả nước.
2.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI ỞĐÀ NẴNG