Kinh nghiệm của Đồng Na

Một phần của tài liệu Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 40)

c. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Đà Nẵng đến năm

1.4.2. Kinh nghiệm của Đồng Na

Khai thác, phát huy lợi thế, tiềm năng của mình, Đồng Nai đã và đang phấn đấu trở thành vùng đất an toàn và hiệu quả cho FDI. Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm năng động nhất Việt Nam, thuộc vùng ít bão lụt thiên tai, địa hình chủ yếu là đất đồi cao nên khơng tốn nhiều chi phí trong việc san lấp mặt bằng, xử lý nền móng cơng trình, thuận lợi cho việc đầu tư phát triển cơng nghiệp và xây dựng cơng trình với chi phí thấp. Đồng Nai ở vào vị trí rất thuận lợi, chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 25 km, các nhà đầu tư tại Đồng Nai có thể sử dụng các cơng trình kết cấu hạ tầng và hệ thống dịch vụ hiện có của thành phố Hồ Chí Minh như sân bay, bến cảng, hệ thống viễn thông, khách sạn và các dịch vụ khác.

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã quán triệt sâu sắc quan điểm cho rằng, muốn thu hút được nhiều vốn FDI thì cần phải có quy hoạch, chính sách và kết cấu hạ tầng tốt. Đồng Nai là địa phương có KCN đầu tiên tại vùng Nam Bộ Việt Nam (khu cơng nghiệp Biên Hịa). Tỉnh đã quy hoạch và đầu tư phát triển 23 khu công nghiệp mới, với tổng diện tích là 8.500 ha, trong đó Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 16 khu cơng nghiệp với diện tích 4.085ha, trở thành địa phương dẫn đầu trong cả nước trong việc xây dựng phát triển KCN. Kết cấu hạ tầng tại các KCN này đã và đang được xây dựng đồng bộ, gần 60% diện tích đất cho thuê và đang sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tỉnh cho phép chủ đầu tư các KCN thoả thuận với nhà đầu tư nước ngoài ứng trước tiền thuê đất trong KCN, nhằm tạo nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu [44].

Về quản lý và thủ tục hành chính, tỉnh đã mạnh dạn tổ chức lại bộ máy các cơ quan trực tiếp quản lý FDI, coi đây là lĩnh vực trọngđiểm của cải cách hành chính.

Kết quảđến 20/11/2006, Đồng Nai đã vươn lên trở thành tỉnhđứng thứ 3 toàn quốc về thu hút FDI, với 779 dự án, tổng vốn đăng ký trên 9,06 tỷ

USD, chiếm 11,5% số dự án; 15,3% tổng vốn đăng ký; 14,2% vốn đầu tư thực hiện của cả nước [6].

Ngoài những nguyên nhân khách quan tạo nên những kết quả đáng kể trong thu hút FDI của Đồng Nai, nguyên nhân chủ quan cũng rất quan trọng. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đồng Nai đồng tâm nhất trí tìm các biện pháp hợp lý nhất để thu hút vốn FDI trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Trong quá trình triển khai thực hiện, khi gặp khó khăn trở ngại, cùng nhau có trách nhiệm giải quyết. Công tác xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, thường xuyên gặp gỡ và tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư, cải tiến lề lối làm việc của cán bộ cơng chức có liên quan. Thực hiện huy động vốn trong xã hội để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN bằng nhiều phương thức. Quy trình thủ tục cấp phép đầu tư rõ ràng, không làm mất nhiều thời gian của nhà đầu tư. Tỉnh chú trọng công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động do vậy ln chủ động cung cấp nguồn lao động có chất lượng làm việc cho các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)