Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 97 - 99)

d. FDI góp phần tạo nên một số vấn đề xã hội mớ

3.2.7. Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động kêu gọi, thu hút vốn FDI, Đà Nẵng cần chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ quản lý; đào tạo,

phát triển nguồn nhân lực, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề có chất lượng cao. Theo hướng này, các cấp, các ngành có liên quan cần khẩn trương xây dựng, triển khai các đề án tổ chức đào tạo (bao gồm đào tạo mới và đào tạo lại) cán bộ kinh doanh, quản lý, công nhân kỹ thuật làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Ngày nay, xu hướng sử dụng lao động giá rẻ, tay nghề phổ thơng khơng cịn phù hợp ở Đà Nẵng, nhất là với định hướng thu hút đầu tư của thành phố chuyển sang những lĩnh vực cơng nghệ cao, địi hỏi đội ngũ lao động chất lượng cao trên các lĩnh vực như điện tử, công nghệ thông tin, điện kỹ thuật, cơ điện tử.

Do vậy, cần tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, phổ cập giáo dục trung học, đảm bảo lao động ít nhất phải tốt nghiệp trung học phổ thông. Về đào tạo nghề, bên cạnh đầu tư và nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Kỹ thuật kinh tế (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), thành phố cần đẩy mạnh hơn nữa chủ trương xã hội hố trong đào tạo nghề, có cơ chế chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đầu tư vào lĩnh vực dạy nghề theo nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.

Việc đào tạo và cung cấp lao động, trước hết phải căn cứ vào định hướng phát triển các ngành kinh tế để có phương án bố trí hợp lý và đáp ứng được yêu cầu. Tập trung khắc phục điểm yếu lâu nay trong công tác đào tạo nghề là không đúng yêu cầu thực tế. Do vậy, cần khảo sát, đánh giá, xác định cụ thể những ngành nào cần phải đào tạo hiện nay và tương lai gần để định hướng cho các cơ sở đào tạo. Ngay từ giai đoạn đầu khi lập dự án đầu tư vào các KCN cần có sự phối hợp giữa nhà đầu tư với cơ quan quản lý lao động ở địa phương để nắm rõ nhu cầu nguồn lao động, từ đó chủ động tổ chức các khóa đào tạo lao động phù hợp cho dự án. Tạo cầu nối giữa nhà trường (nhà cung ứng nguồn nhân lực) với nhà đầu tư. Những ngành nghề cần ưu tiên đào tạo là điện, điện tử, tự động hoá, dịch vụ lễ tân, khách sạn, nhà hàng. Ngoài ra, tăng cường đào tạo tiếng anh giao tiếp cho lực lượng lao động để bảo đảm làm việc được với người nước ngoài, đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Thành phố cần nghiên cứu hình thành Quỹ Đào tạo nghề chung cho công tác đào tạo lao động cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp

trong KCN nhằm giảm bớt chi phí đào tạo của doanh nghiệp, đồng thời góp phần hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề ở thành phố. Quỹ Đào tạo nghề có thể được huy động từ nhiều nguồn, trong đó chú trọng sự đóng góp của các doanh nghiệp là những đơn vị được hưởng lợi từ chương trình này. Phát triển thị trường lao động cũng là biện pháp quan trọng để tăng tốc độ thu hút vốn FDI vào Đà Nẵng. Tổ chức “chợ việc làm” hàng tháng trên địa bàn thành phố. Củng cố lại các tổ chức đang làm nhiệm vụ tuyển dụng, tư vấn, cung cấp lao động cho các nhà đầu tư nước ngồi, tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh.

Thành phố cần có chính sách thu hút nhân tài mạnh bạo hơn nữa để thu hút nhân lực cao cấp về làm việc trên các lĩnh vực liên quan đến hoạt động thu hút vốn FDI. Như vậy, cần gửi học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, đi nước ngoài đào tạo bậc đại học, cán bộ đương chức đào tạo bậc tiến sĩ, thạc sĩ ở nước ngồi. Thực hiện tốt chính sách thu hút nhân tài và cán bộ có trình độ cao trên các lĩnh vực, như quản lý sản xuất, kinh doanh, khoa học và công nghệ; tiếp tục thực hiện tốt chủ trương tuyển dụng, bố trí sinh viên khá, giỏi vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước; chú trọng Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn nhằm chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho thành phố trong tương lai.

Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ xây dựng một Trung tâm dạy nghề hiện đại cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên tại Đà Nẵng; kết hợp nhiều nguồn lực giữa trung ương, địa phương, các doanh nghiệp và tất cả các thành phần kinh tế mở rộng mạng lưới đào tạo nghề. Tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong các trường dạy nghề. Mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề, theo hướng liên kết với các công ty xuyên quốc gia đưa người ra nước ngoài đào tạo nhằm cung cấp những chun gia có trình độ tay nghề cao cả về kỹ thuật và quản lý.

3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VÀ T

Một phần của tài liệu Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)