c. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Đà Nẵng đến năm
2.1.1. Tình hình dự án đăng ký
Cùng với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, Đà Nẵng coi việc thu hút, sử dụng FDI là cơng cụ, địn bẩy quan trọng thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc CNH, HĐH thành phố. Kể từ năm 1988 đến nay, nhất là 10 năm gần đây, khi Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, thành phốđã đạt được một số kết quả nhất định trong thu hút vốn FDI.
Năm 2006 (tính đến ngày 20 tháng 11), cùng với cả nước, tình hình dự án FDI ở Đà Nẵng tiếp tục có chuyển biến đáng kể, thu hút 15 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 231,58 triệu USD (bảng 2.1). Tính từ 1988 đến 20/11/2006, Đà Nẵng có 90 dự án cịn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 735,73 triệu USD và là một trong những địa phương có số dự án đăng ký cao của cả nước (phụ lục 1) cũng như vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (phụ lục 5).
Bảng 2.1. Mô tả số lượng dự án FDI đăng ký trên địa bàn Đà Nẵng qua các thời kỳ từ 1997 – 2006
Thời kỳ Số dự án Vốn đầu tư đăng ký (triệu USD)
1997 - 2000 14 65,4
2001 - 2005 53 300,5
Năm 2006 15 231,6
Cộng (1997 - 2006) 82 597,5
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng.
Thời kỳ 1997 - 2000: Khi Đà Nẵng tách lập, trực thuộc Trung ương cũng là lúc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực xảy ra. Dịng FDI vào khu vựcĐơng Nam Á giảm mạnh. Do vậy, ở Đà Nẵng trong thời kỳ này chỉ có 14
dự án mới được đăng ký với tổng vốn đầu tư 65,4 triệu USD; quy mô vốn đạt trung bình 4,7 triệu USD/dự án. Trong thời kỳ này, FDI vào Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng bị sút giảm rõ rệt. Ngoài nguyên nhân khủng hoảng kinh tế khu vực, môi trường đầu tư của nước ta đã xấu đi nhiều do chính sách vĩ mơ và bộ máy cơng quyền chậm được cải tiến, gây mất lịng tin ở các nhà đầu tưnước ngoài.
Thời kỳ 2001 - 2005: năm 2001 bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, số dự án và vốn đăng ký trên địa bàn Đà Nẵng cao hơn năm 1999 và tiếp tục tăng đến năm 2003. Năm 2004, tình hình đăng ký dự án lại giảm nhưng vốn đầu tư vẫn cao hơn năm 2002 và năm 2003. Năm 2005 số dự án và vốn đăng ký đạt cao nhất trong cả thời kỳ. Tính chung cả thời kỳ này, có 53 dự án đăng ký với tổng vốn đầu tư là 300,5 triệu USD, quy mô vốn trung bình đạt 5,7 triệu USD/dự án; tăng trung bình 1 triệu USD/dự án so với thời kỳ 1997 - 2000 (bảng 2.1).
Phân tích nguyên nhân ta có thể thấy rõ, từ năm 2001, với những cải cách mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam về mơi trường đầu tư, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực đã dần phục hồi, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh đầu tư ở nước ta nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Đồng thời, môi trường đầu tư của thành phố được cải thiện đáng kể; công tác vận động và thu hút đầu tư được đẩy mạnh. Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng được thành lập và đi vào hoạt động cùng với việc thành phố Đà Nẵng ban hành những chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư thơng thống, nên hoạt động thu hút vốn FDI tại thành phố đã có những bước chuyển biến tích cực và đạt được kết quả như trên.
Kết quả là, năm 2005, Đà Nẵng được xếp thứ 7 trong cả nước về tình hình đăng ký dự án FDI, tổng cộng trong năm có 18 dự án với vốn đầu tư đăng ký 105,5 triệu USD, quy mô vốn trung bình gần 5,9 triệu USD/dự án, cao hơn mức bình quân chung của cả nước (bảng 2.2). Năm 2006, tính đến 20/11, Đà Nẵng có 15 dự án đăng ký với vốn đầu tư đăng ký 231,58 triệu USD, quy mô vốn trung bình đạt 15,4 triệu USD/dự án là mức cao nhất từ trước tới nay, tăng gần gấp 3 lần so với các thời kỳ trước.
Bảng 2.2. So sánh vốn FDI đăng ký của Đà Nẵng với một số địa phương
khác trong cả nước năm 2005
ĐVT: triệu USD STT Địa phương Số dự án TVĐT VĐT/dự án 1 Hà Nội 103 1.250,419 12,140 2 Bà Rịa - Vũng Tàu 12 713,410 59,451 3 Đồng Nai 87 428,320 4,923 4 TP Hồ Chí Minh 243 409,416 1,685 5 Bình Dương 140 344,484 2,461 6 Hải Phòng 21 177,941 8,473 7 Đà Nẵng 18 105,500 5,861 Cả nước 801 4.017.642 5,016
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.