c. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Đà Nẵng đến năm
2.1.3.1. Động thái về số lượng dự án
Bảng 2.4. Số dự án FDI được cấp phép và vốn đầu tư thực hiện trên địa
bàn Đà Nẵng thời kỳ 1997 – 2006 Năm Số dự án
đăng ký mới
Vốn đầu tư đăng ký (triệu USD)
Vốn thực hiện lũy kế (triệu USD)
1997 6 28,80 145,00 1998 4 33,50 180,00 1999 2 1,58 191,52 2000 2 1,50 174,14 2001 6 13,03 144,17 2002 8 51,86 150,96 2003 12 75,23 155,59 2004 9 54,85 156,82 2005 18 105,50 221,00 2006 15 231,58 351,00
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tưĐà Nẵng.
Theo bảng 2.4, thời kỳ 1997 - 2000, số dự án đăng ký cao nhất đạt được vào năm 1997 với 6 dự án, chiếm gần 43% tổng số dự án đăng ký trong cả thời kỳ. Số lượng dự án đầu tư đăng ký từ năm 1998 bắt đầu giảm nhanh qua các năm 1999, 2000 và đến năm 2000 chỉ có 2 dự án đăng ký, chiếm 14,3% số dự án cả thời kỳ, và chỉ bằng 1/3 số dự án đăng ký vào năm 1997. Tính chung cả thời kỳ này, số dự án đầu tư đăng ký giảm trung bình 27,7%/năm.
Thời kỳ 2001 - 2005, tổng số dự án đăng ký đạt cao với 53 dự án, tăng gần 4 lần thời kỳ 1997 - 2000, tăng liên tục qua các năm từ năm 2001 đến năm 2003, năm 2004 giảm nhẹ và đạt mức thấp nhất với 9 dự án, sau đó tiếp tục tăng mạnh vào năm 2005, chủ yếu là các dự án trong khu công nghiệp (phụ lục 4), là năm có số dự án đăng ký cao nhất với 18 dự án, chiếm 41,9% số dự án của cả thời kỳ 2001 - 2005. Năm 2006, số dự án đăng ký mới vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao, tính
đến 20/11/2006 đã có 15 dự án đăng ký, hơn số dự án của cả thời kỳ 1997 - 2000. Điều đó chứng tỏ môi trường đầu tư và kinh doanh ở Đà Nẵng đã được cải thiện rất đáng kể, và số dự án đầu tư đăng ký có xu hướng tăng.