Một số dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất đã gây ô nhiễm môi trường trầm trọng

Một phần của tài liệu Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 61 - 63)

trường trầm trọng

Tác động tiêu cực rõ nhất của các dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất ở Đà Nẵng là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp FDI do vi phạm về bảo vệ môi trường, đã bị chính quyền thành phố buộc phải đóng cửa, ngừng hoạt động vì khơng có những biện pháp xử lý ô nhiễm môi

trường do chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất. Vấn đề mâu thuẫn giữa tăng trưởng sản xuất cơng nghiệp, duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao với sự ô nhiễm môi trường do sản xuất gây ra vẫn là bài toán nan giải đặt ra cho chính quyền Đà Nẵng. Điều này lại đặc biệt rõ nét trong hoạt động thu hút các dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Hoạt động FDI chủ yếu được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp, chất thải có nhiều thành phần độc hại, nếu khơng được xử lý và kiểm sốt chặt chẽ sẽ gây ra ô nhiễm môi trường và chi phí xã hội hiện tại và tương lai sẽ vô cùng lớn, làm giảm khả năng đạt tới mục tiêu phát triển bền vững.

Theo Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng, hiện tại, Đà Nẵng có hai KCN có lượng nước thải lớn. Đó là KCN Hồ Khánh: 4500 m3 /ngày và Khu Công nghiệp Dịch vụ Thuỷ sản: 1000 m3/ngày. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường cục bộ ở một số điểm trên địa bàn thành phố. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải của hai KCN này vượt tiêu chuẩn Việt Nam nhiều lần [37, tr.1].

Ngoài ra, các doanh nghiệp nói chung trên lĩnh vực sản xuất công nghiệp hàng năm thải ra 7000 - 8000 tấn rác. Trong khi đó, khả năng thu gom của các đơn vị hiện tại chỉ được khoảng 5000 tấn, trung bình một doanh nghiệp thải 20 tấn/ngày, lượng rác thực tế thu gom được khoảng 14 tấn/ngày. Các công nghệđang sử dụng trong chế biến rác chưa thực hiện được việc tách các chất thải rắn nói chung và chất thải rắn nguy hại, mà vẫn gom chung với các chất thải thông thường. Dù chưa điều tra cụ thể, nhưng có thể khẳng định cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp FDI đều tham gia việc thải chất rắn độc hại ra mơi trường [37].

Ngồi những tác động gây ô nhiễm môi trường trực tiếp qua hoạt động sản xuất, việc chuyển giao công nghệ lạc hậu cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường, tuy mức độ ảnh hưởng không lớn, nhưng cũng là vấn đề cần được quan tâm, trong đó đặc biệt chú ý các ngành bia rượu, giấy bao bì, dệt may trình độ cơng nghệ thấp hơn trình độ chung của ngành (phụ lục 9).

Một phần của tài liệu Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)