Phân cấp về chính sách và quản lý đầu tư nói chung

Một phần của tài liệu Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 34)

c. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Đà Nẵng đến năm

1.3.3.1. Phân cấp về chính sách và quản lý đầu tư nói chung

Theo quy định mới nhất được ban hành kèm theo Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ thì:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội (được xác định trong Luật Ngân sách Nhà nước), Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư các dự án nhóm A đã có trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành được duyệt hoặc đã có quyết định chủ trương đầu tư bằng văn bản của cấp có thẩm quyền, sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư. Trường hợp dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách địa phương phải đưa ra Hội đồng nhân dân thảo luận, quyết định và công bố công khai.

c) Tùy theo điều kiện cụ thể của các Bộ, ngành, địa phương, người có thẩm quyền quyết định đầu tư được phép ủy quyền cho các đối tượng quy định tại điểm d dưới đây quyết định đầu tư dự án nhóm B,C. Người ủy quyền quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự ủy quyền của mình. Người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật và người ủy quyền.

d) Người được ủy quyền quyết định đầu tư: Tổng cục trưởng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty, Giám đốc doanh nghiệp

Nhà nước, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Bộ… Đối với cấp tỉnh là Giám đốc sở, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty, Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh.

đ) Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi ngân sách của địa phương mình (bao gồm các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên) có mức vốn đầu tư dưới 03 tỷ đồng (đối với cấp huyện) và dưới 01 tỷ đồng (đối với cấp xã). Về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nói chung, UBND cấp tỉnh được phân cấp thực hiện những nội dung sau: i) lập, công bố và vận động thực hiện danh mục dự án thu hút đầu tư tại địa phương; ii) tổ chức các nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước đối với đầu tư; iii) thanh tra, kiểm tra các mặt đối với các dự án đầu tư; iv) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giám sát giải phóng mặt bằng; v) chỉ đạo lập quy hoạch chi tiết xây dựng KCN, KCX...

Về chính sách, cấp tỉnh được uỷ quyền cụ thể hoá một số chính sách của Nhà nước Trung ương về giá đất, lệ phí..., đồng thời thực hiện thống nhất những chính sách chung của quốc gia.

Như vậy, phân cấp chính sách và quản lý đầu tư hiện nay mới chủ yếu là phân cấp cho cấp tỉnh, các cấp chính quyền thấp hơn (huyện, xã) mới chỉ được phân cấp về thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án nhỏ. Nội dung phân cấp được triển khai trên cả ba mặt: chính sách, tổ chức quản lý và thẩm quyền hành chính. So với trước đây, sự phân cấp có xu hướng ngày càng mạnh. Điều này tạođiều kiện cho các tỉnh phát huy sáng tạo, thúc đẩyđầu tư nhưng cũng đặt ra thách thức mới cho chính quyền các địa phương.

Một phần của tài liệu Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)