c. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Đà Nẵng đến năm
2.1.4.3. Phân theo nước
Tính đến 20/11/2006, có 21 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư FDI tại Đà Nẵng, trong đó các nước châu Á chiếm 74,4% về số dự án và 57,3% vốn đăng ký; các nước châu Âu chiếm 10% về số dự án và 2,9% vốn đăng ký.
Năm quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu về đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng theo thứ tự lần lượt là Hoa Kỳ chiếm 11,1% số dự án và 33,7% vốn đăng ký; vốn bình quân một dự án đạt 24,8 triệu USD/dự án. Nhật Bản chiếm
22,2% về số dự án; 15,3% tổng vốn đăng ký; quy mơ vốn đầu tư bình qn cho một dự án đạt 5,6 triệu USD/dự án. Hàn Quốc chiếm 13,3% về số dự án, 10,6% về vốn đầu tư, quy mơ đầu tư bình qn một dự án 6,5 triệu USD/dự án. Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm 4,4% về số dự án; 10,2% tổng vốn đăng ký; nhưng quy mô vốn đầu tư bình quân cho một dự án đạt khá cao 18,7 triệu USD/dự án. Đài Loan (Trung Quốc) chiếm 20,0% về số dự án; 9,8% tổng vốn đăng ký; quy mô vốn đầu tư bình quân cho một dự án đạt thấp 4,01 triệu USD/dự án, chủ yếu là các dự án vừa và nhỏ.
Ngoài ra, các quốc gia và vùng lãnh thổ như Malaysia, Singapore, British Virgin Islands có vốn đầu tư đăng ký và quy mô vốn đầu tư trung bình một dự án khá cao, đạt mức trên 10 triệu USD/dự án. Hoa Kỳ đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nước đầu tư lớn nhất vào Đà Nẵng. Các nước phát triển, khi đầu tư vào Đà Nẵng đã đem đến công nghệ hiện đại và phương thức quản lý tiên tiến, góp phần thực hiện CNH, HĐH trên địa bàn cả nước nói chung và Đà Nẵng nói riêng (phụ lục 2).
So sánh về quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trên phạm vi cả nước (phụ lục 3), ta thấy rằng, nguồn vốn FDI chủ yếu là từ các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Châu Á. Đầu tư từ Mỹ, EU nhất là các nền kinh tế phát triển cịn ít, chưa tương xứng với tiềm lực của các nước này. Như vậy, xét về quốc gia đầu tư, cơ cấu nguồn vốn của Đà Nẵng mang tính tiến bộ rõ rệt.