Phân cấp về chính sách đầu tư nước ngoà

Một phần của tài liệu Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 37)

c. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Đà Nẵng đến năm

1.3.3.2. Phân cấp về chính sách đầu tư nước ngoà

Trước khi Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực, chúng ta thực thi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000 và Nghị định 24/2000/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thẩm quyền của Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương được cấp phép đầu tư với những dự án đầu tư có tổng số vốn đầu tư đăng ký là 5 triệu USD, trừ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 10 triệu USD. Trưởng Ban Quản lý các KCN, KCX cấp phép đầu tư các dự án đầu tư vào các KCN, KCX đến 40 triệu USD. Những dự án vượt quá quy mô trên do Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Dự án đầu tư phân cấp cho UBND cấp tỉnh cấp Giấy phép đầu tư phải có các tiêu chuẩn và điều kiện như phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được duyệt; khơng thuộc dự án nhóm A quy định tại khoản 1 Điều 114 Nghị định 24, có quy mơ vốn đầu tư theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Khơng phân cấp việc cấp giấy phép đầu tư cho UBND cấp tỉnh đối với dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực như xây dựng đường quốc lộ, đường sắt; sản xuất xi măng, luyện kim, điện, đường ăn, rượu, bia, thuốc lá, sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy; du lịch lữ hành.

Sự phân cấp nêu trên đã gây ra rất nhiều cản trở cho các địa phương trong việc cấp giấy phép đầu tư, kéo dài thời gian, làm nản lòng các nhà đầu tư. Mặt khác, các Ban Quản lý KCN được phân cấp thẩm định và cấp giấy phép đầu tư dự án có quy mơ lớn hơn các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là một nghịch lý, bởi vì nhiều Ban Quản lý KCN là cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, thành phố thì có quyền lớn hơn chính UBND. Bên cạnh đó, việc Chính phủ hạn chế cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án kinh doanh trị chơi có thưởng đã khiến cho nhiều dự án lớn đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ du lịch gặp khó khăn trong việc xin cấp giấy phép đầu tư.

Việc phân cấp cấp phép và quản lý hoạt động đầu tư nước ngồi nêu trên đã dẫn tới tình trạng các địa phương đã ban hành những chính sách ưu đãi vượt khung ưu đãi chung của nhà nước, hay còn gọi là “xé rào”, để cạnh tranh thu hút FDI, tạo sự bất bình đẳng và ảnh hưởng xấu đến lợi ích chung của quốc gia. Việc phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong giải quyết vướng mắc của nhà đầu tư nước ngoài đơi lúc cịn chưa chặt chẽ, nhiều trường hợp kéo dài, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư.

Sau khi Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực, và nhất là Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn

thi hành một số điều của Luật Đầu tư đã có sự phân cấp khá mạnh mẽ, theo hướng giao quyền cho địa phương tự quyết định cấp phép, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung khâu hậu kiểm, hỗ trợ nghiệp vụ chuyên môn.

Theo Luật Đầu tư 2005, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong các lĩnh vực xây dựng và kinh doanh hàng không, vận tải hàng không; xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia; thăm dị, khai thác, chế biến dầu khí và thăm dị, khai thác khống sản; phát thanh, truyền hình; kinh doanh casino; sản xuất thuốc lá điếu; thành lập các cơ sở đào tạo đại học; thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế. Các dự án đầu tư không thuộc danh mục trên, không phân biệt nguồn vốn và quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trở lên trong các lĩnh vực như kinh doanh điện, chế biến khoáng sản, luyện kim; xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; sản xuất kinh doanh rượu, bia. Các dự án có vốn đầu tư nước ngồi trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông và Internet, thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng; in ấn, phát hành báo chí, xuất bản; thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập. Trường hợp các dự án đầu tư nêu trên nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt, đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư, khơng phải trình Thủ tướng Chính phủ để chấp thuận đầu tư.

UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án FDI đầu tư ngoài KCN, KCX... Ban Quản lý KCN, KCX, khu công nghệ cao, khu kinh tế thực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư vào các KCN, KCX... bao gồm cả các dự án đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Về xúc tiến đầu tư, UBND tỉnh có quyền và trách nhiệm lập dự án thu hút FDI và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư đối với các dự án này.

Về thủ tục hành chính, chính quyền địa phương có quyền chủ động thực hiện các mơ hình tổ chức và quản lý thủ tục hành chính theo hướng phục vụ tốt hơn về thủ tục cho các nhà đầu tư nói chung, trong đó có nhà đầu tư nước ngồi.

Về chính sách, các nhà đầu tưnước ngoài được hưởng những ưu đãi của tỉnh giống như các nhà đầu tưtrong nước [28].

Như vậy, xu hướng chung trong phân cấp chính sách và quản lý FDI cũng theo hướng ngày càng phân cấp mạnh hơn cho cấp tỉnh.

Trên thực tế, các tỉnh đã có sự đua tranh nhau trong cải thiện môi trường đầu tư (bao gồm cả môi trường thể chế hành chính và mơi trường chính sách) và đã tạo ra sự cạnh tranh thu hút đầu tư khá mạnh mẽ. Đây là đặc điểm rấtđáng chú ý trong việc thu hút đầu tư trong giai đoạn tới.

1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT S ĐỊA PHƯƠNG V CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)