Những tác động tích cực

Một phần của tài liệu Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 58)

c. Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Đà Nẵng đến năm

2.2.1. Những tác động tích cực

a. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành một trong những kênh

thu hút vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần tạo ra những nguồn lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Đối với Đà Nẵng, thu hút FDI là yêu cầu khách quan, xuất phát từ cả hai khía cạnh: khả năng tận dụng lợi thế phát triển sẵn có của thành phố về tài ngun, lao động, mơi trường chính trị - xã hội ổn định và những ưu thế, cơ hội to lớn mà thời đại tạo ra về vốn, công nghệ - kỹ thuật, thị trường để đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Đến nay, nguồn vốn này đã chiếm tỷ trọng khá trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nhờ nguồn vốn FDI, thành phố đã chủ động hơn trong việc bố trí cơ cấu đầu tư, góp phần khai thác tích cực, có hiệu quả hơn các nguồn lực của thành phố để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội. Khu vực FDI đã hình thành và ngày càng phát triển, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và đóng góp tỷ lệ ngày càng tăng trong GDP, đến nay chiếm tỷ trọng gần 10% trong GDP (phụ lục 8). Vốn FDI đã tác động tích cực, góp phần vào tăng trưởng GDP cao và ổnđịnh qua các năm; GDP thành phố tăng bình quân 11,4 % thời kỳ 1997 - 2006 là nhờ một phần đóng góp của vốn FDI. Khu vực FDI đã trở thành một trong ba khu vực kinh tế quan trọng có tỷ lệ đóng góp cao nhất vào GDP (cùng với kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân).

Trong những năm đầu tiên sau khi chia tách, trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, trong điều kiện nguồn vốn đầu tư phát triển của thành phố cịn thiếu thốn thì FDI với quy mơ và cơ cấu như vậy đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển của thành phố. Mức vốn FDI thực hiện tăng qua các năm có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, tạo điều kiện để nền kinh tế từng bước tiếp cận công nghệ hiện đại của thế giới. Nguồn vốn FDI chiếm khoảng 15% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển thời

kỳ 2001 - 2005 (phụ lục 7). Hàng năm, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng, đã góp phần đáng kể trong cơ cấu thu ngân sách. Vốn FDI đã trở thành một trong những nguồn lực quan trọng, góp phần tích cực tạo động lực để thành phố chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế trong xu thế tồn cầu hố đang diễn ra rất quyết liệt.

Một phần của tài liệu Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở đà nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)