Hầu hết các nghiên cứu về khả năng hấp thụ của CO2 của loài cây nào đó đều tìm kiếm mối quan hệ giữa năng lực hấp thụ CO2 của cây cá thể với D1,3 hoặc
Hvn là những nhân tố điều tra dễ xác định nhất và cũng là chỉ tiêu đặc trưng cho sinh trưởng và phát triển của thực vật.
Kết quả xây dựng phương trình tương quan giữa hấp thụ CO2 với D1,3 được thể hiện trong (phụ bảng 30, 31, 32, 33) qua phương trình tương quan của 2 nhân tố này có thể xây dựng một hàm dự báo khả năng hấp thụ CO2 thông qua một nhân tố dễ xác định trong thời gian ngắn. Phương trình được lựa chọn là những phương trình mô tả tốt nhất mối quan hệ giữa hấp thụ CO2 với D1,3, có hệ số xác định cao nhất trong tất cả các phương trình được thử nghiệm, tham số của phương trình cũng như phương trình đều tồn tại ở mức có ý nghĩa 95 %, có hệ số biến động V % và hệ số chính xác P % đều nằm trong giới hạn cho phép (< 10 %).
Qua so sánh, cho thấy phương trình một biến D1,3 thể hiện mối tương quan tốt nhất. Phương trình tương quan giữa hấp thụ CO2 với D1,3 được thể hiện ở bảng 3.27.
Bảng 3.27: Phương trình tương quan giữa hấp thụ CO2 của cây cá thể và D1,3
TT Phương trình Các chỉ tiêu thống kê
R2 SEE V% P% F-Ratio Pa0 Pa 1 CO2t = 0,4054*D1,32,1139 0,990 0,091 1,79 0,31 3129,06 0,00 0,00 2 CO2th = 0,2308*D1,32,2414 0,990 0,094 1,74 0,30 3288,88 0,00 0,00 3 CO2c = 0,1910*D1,31,6380 0,915 0,213 5,40 0,93 343,09 0,00 0,00 4 CO2la = 0,0118*D1,32,6734 0,937 0,296 4,59 0,79 474,98 0,00 0,00
Các phương trình trên được sử dụng để dựđoán khả năng hấp thụ CO2 của Luồng trên diện tích trồng tại làng tre Phú An – Bình Dương. Phạm vi áp dụng 1,53 cm ≤ D1,3 ≤ 7,13 cm. Khi điều tra ở thực địa, chỉ cần đo giá trị D1,3 của cây là có thể tính nhanh được khả năng hấp thụ CO2 tương đương của cá thể, từ đây có thể tính khả năng hấp thụ CO2 tương đương của Luồng theo bụi và trên đơn vị diện tích.