Nghị định thư Kyôtô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất nhằm đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của luồng dendrocalamus membranaceus munro trồng tại LÀNG TRE PHÚ AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 26 - 32)

Để đối phó với sự biến đổi khí hậu và những tác động của nó đến loài người và các hệ sinh thái trên trái đất, tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất ở Rio de Janeiro cộng đồng quốc tế đã thoả thuận và ban hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (1992). Công ước này sau đó được cụ thể hóa bằng Nghị định thư Kyôtô (1997) nhằm ràng buộc nghĩa vụ chống biến đổi khí hậu bằng việc đưa ra định mức giảm phát thải khí nhà kính ở các nước công nghiệp phát triển.

Nghị định thư Kyoto đã đưa ra mục tiêu giảm 6 loại khí nhà kính trên toàn cầu gồm: Dioxitcarbon (CO2), Metan (CH4), Oxit nitơ (N2O), Hydrofluorocarbon

(HFCs), Perfluorocarbon (PFCs) và Sunfua hexafluorit (SF6). Nghị định thư cũng đưa ra 3 cơ chế linh hoạt để giúp cho các nước này đạt được nghĩa vụ của mình là các cơ chế “Đồng thực hiện”(JI); “Cơ chế phát triển sạch”(CDM) và “Buôn bán khí thải”(ET) [17].

Điểm quan trọng của công ước nhìn nhận trên góc độ kinh tế chính là sự hình thành thị trường mua bán khí phát tải nhà kính đặc biệt là khí CO2, đồng thời hoạt động của thị trường carbon cũng được hỗ trợ bởi 3 cơ chế trên. Trong Kế hoạch Hành động Bali được thông qua tại Cuộc thảo luận lần thứ 13 giữa các bên đối với Công ước khung về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc (COP13) vào tháng 12/2007 tại Bali (Indonesia), một cơ chế mới được bổ sung nhằm nhấn mạnh vai trò của rừng đối với biến đổi khí hậu. Đó là cơ chế giảm phát thải do phá rừng và suy thoái rừng, viết tắt là REDD.

Tại các hội nghị quốc tế, các nước bổ sung thêm 3 nội dung cho REDD và được gọi là REDD+, nội dung bổ sung bao gồm: Bảo tồn, tăng đa dạng sinh học, tăng cường dự trữ cacbon từ rừng và quản lý rừng bền vững. REDD và REDD+ là giải pháp tích cực để tạo ra động cơ cho các nước đang phát triển giảm tình trạng mất rừng và giảm suy thoái rừng, từđó giảm phát thải khí nhà kính và tăng lượng carbon được hấp thụ và lưu giữ trong rừng. Thông qua các cơ chế này, các nước phát triển với hạn ngạch phát thải khí rất thấp sẽ phải tìm cách đầu tư những dự án góp phần làm giảm phát thải CO2 và sẽ ưu tiên thực hiện tại các nước đang phát triển bởi chi phí thấp. Nhìn chung, các cơ chế trên này tạo điều kiện thúc đẩy các dự án giảm phát thải có chi phí rẻ nhưng mà vẫn mang lại hiệu quả môi trường.

™ Thị trường carbon trên thế giới

Dựa trên nghị định thư Kyoto, ngày 1/1/2005, liên minh Châu Âu (EU) đã chính thức thành lập thị trường buôn bán khí thải, là mô hình đầu tiên trên thế giới để trao đổi, buôn bán hạn ngạch khí CO2 và năm loại khí thải khác gây hiệu ứng nhà kính. Ngay từ năm 2007, thị trường thương mại carbon toàn cầu đạt trị giá 40,4 tỷ Euro, vượt quá 80 % với 2,7 tỷ tấn CO2, trong đó 60 % là giao dịch (28 tỷ

Euro) thông qua Tổ chức Thương mại carbon của EU. Hiện nay, hệ thống buôn bán khí thải của EU đã trở thành hệ thống thương mại hóa khí carbon lớn nhất trên thế giới với thị giá năm 2008 là 90 tỷ USD [46].

Theo dự báo của công ty phân tích Point Carbon, thị trường carbon toàn cầu sẽ tăng trưởng 1/3 trong năm 2010 lên 121 tỉ euro (Bản tin thị trường carbon 01-05/02/2010) [46]. Mục đích của thị trường này là giảm bớt phát thải khí nhà kính công nghiệp, từ đấy hạn chế quá trình ấm hóa toàn cầu, đồng thời vẫn bảo đảm được tính cạnh tranh của các công ty châu Âu.

Trên thị trường carbon, việc mua bán sự phát thải khí CO2 được thực hiện thông qua tín dụng carbon. Mỗi một công ty gây ô nhiễm sẽ có một hạn mức thải CO2 nhất định mà nếu muốn vượt quá hạn mức này cần phải bỏ tiền ra mua thêm hạn mức, gọi là tín dụng carbon. Tín dụng carbon có thểđược thông qua việc đầu tư vào những dự án môi trường theo cơ chế phát triển sạch CDM, cho phép các quốc gia thực hiện giảm thiểu lượng phóng thích CO2 ở các nước đang phát triển như: Trồng rừng, bảo tồn đất, bảo vệ đời sống hoang dã, tăng hiệu suất năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo được...Các dự án này được xem như những tín chỉ giảm phát thải, mỗi tín chỉ tương đương với 1 tấn CO2.

Thị trường carbon trong cơ chế Phát triển Sạch (CDM) hiện nay chỉ cho phép tín dụng từ các công trình trồng lại cây, trồng lại rừng để hấp thụ giảm khí CO2 mà không xem xét vai trò của việc phá rừng và suy thoái rừng. Vì vậy, cơ chế giảm phát thải do phá rừng và suy thoái rừng (REDD) được thông qua tại Bali đã mở ra thêm một lối đi khác, với cơ chế này như là một công cụ tiềm năng để bảo vệ rừng, hạn chế khí nhà kính và tạo cơ chế khuyến khích tài chính để bảo tồn và phát triển rừng. Ngoài ra, tín dụng carbon có thông qua mua lại từ các công ty khác, theo đó công ty nào cắt giảm được lượng khí phát thải có thể giao bán chỉ tiêu của mình.

Theo báo cáo Thực tế và các Xu hướng phát triển của Thị trường carbon năm 2008 của Ngân hàng Thế giới, giá trị của thị trường carbon của năm 2007

tăng gấp đôi so với của năm 2006, tức là từ 31 tỉ lên đến 64 tỉ USD Mỹ. Trong đó, 50 tỉ USD là giá trị của các thị trường mua bán hạn ngạch trực tiếp. Phần còn lại, 14 tỉ, thuộc về các thị trường giao dịch thông qua dự án. Trong khi EU là thị trường carbon nội địa sôi động nhất thì khối này cũng là người mua chủ yếu trong các thị trường carbon thông qua dự án [47].

Tháng 8/2010 thị trường giao dịch carbon Tokyo, thị trường mua bán khí thải đầu tiên của châu Á đã hình thành. Các khoản giao dịch carbon đầu tiên của “hệ thống Tokyo” đã được Japan Climate Exchange (JCE-liên doanh giữa Smart Energy và CoalinQ) thực hiện trong tháng 8-2010 vừa qua. Đó là việc Ginga Energy mua 22 tấn CO2 từ một dự án tiết kiệm năng lượng với giá 12.000 yên/tấn (142 USD/tấn); khá mắc so với giá CO2 (được Liên hiệp quốc hỗ trợ) tại London, 20,62 USD/tấn. Theo giám đốc JCE Masanori Eto, sở dĩ có sự chênh lệch này là do thị trường Tokyo còn thiếu thanh khoản (chủ yếu nguồn cung khan hiếm, ít người bán). Hơn nữa, Nhật Bản đã đầu tư mạnh vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm khí thải nên trong tương lai giá CO2 sẽ càng đắt hơn so với các nước phát triển thấp hơn [43].

Masanori Eto (2010) cũng cho rằng thị trường carbon Tokyo có triển vọng sáng lạn và giá bán CO2 có thể đạt từ 10.000 – 15.000 yên/tấn. JCE hướng đến mục tiêu bán được 800.000 tấn CO2 từ nay đến năm 2015 và 1,3 triệu tấn vào năm 2020, chiếm 33 % thị phần mua bán khí thải Nhật Bản [43].

™ Tại Việt Nam

Việt Nam đã ký Hiệp định khung của Liên hợp quốc về vấn đề Biến đổi khí hậu UNFCCC vào ngày 11 tháng 6 năm 1992, phê chuẩn vào ngày 16 tháng 11 năm 1994 và ký Nghị định thư Kyoto (KP) vào ngày 3 tháng 12 năm 1998, phê chuẩn vào ngày 25 tháng 9 năm 2002. Việc tham gia này giúp Việt Nam phát triển bền vững bằng cơ hội nhận được các nguồn tài chính bổ sung mới, chuyển giao các công nghệ an toàn và hợp lý về mặt môi trường cũng như phát triển nguồn nhân lực (Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường) [48].

Việt Nam có tiềm năng thực hiện các dự án CDM và REDD trong giảm phát thải khí nhà kính. Hiện tại, Việt Nam được xếp vào nước chưa phải bắt buộc giảm, nên thuận lợi cho các nước phát triển đầu tư vào các dự án CDM để họ có thể nhận được 1 chứng chỉ. Tuy nhiên CDM và mua bán phát thải khí còn mới mẻ đối với nước ta, các doanh nghiệp chưa tiếp cận được thị trường này.

Quyết định số 2140/QĐ-BNN-TCLN ngày 09/8/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2009 Theo đó, tính đến ngày 31/12/2009 Việt Nam có 13.258.843 ha đất có rừng, nhiều hơn 140.070 ha so với năm 2008, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305 ha và rừng trồng là 2.919.538 ha. Độ che phủ rừng toàn quốc được nâng lên 39,1 %. Theo tính toán sơ bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến cuối năm 2010 cả nước sẽ có 13.390.000 ha rừng và còn 2.850.000 ha đất trống quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp. Theo chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu nâng độ che phủ rừng lên 42 % - 43 % vào năm 2010 và 47 % vào năm 2020 [47].

Như vậy, mặc dù trong những năm vừa qua độ che phủ của rừng có tăng, nhưng do diện tích rừng trồng tăng mạnh có 359.409 ha rừng đã được trồng mới, trong đó có 7.599 ha rừng đặc dụng, 70.826 ha rừng phòng hộ, 267.597 ha rừng sản xuất và 13.387 ha loại rừng khác [48]. Điều đó chứng tỏ, tình trạng mất rừng và suy thoái rừng vẫn tiếp diễn, đặc biệt là ởĐông Nam Bộ và Tây Nguyên. Trên cơ sởđó Việt Nam là 1 trong 9 nước làm mô hình thử nghiệm về REDD. Chương trình UN-REDD Việt Nam được Liên hiệp quốc tài trợ và hiện đang thực hiện trong thời gian 20 tháng. Lâm Đồng là tỉnh được chọn làm thử nghiệm. Cơ quan chủ trì là Tổng cục lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Áp dụng cơ chế REDD là điều kiện cho sự tồn tại rừng ở Việt Nam cũng như lợi ích kinh tế cho chính quyền và dân địa phương.

Chính phủ Việt Nam xây dựng phương thức thực hiện CDM và REDD hiệu quả, góp phần giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu thông qua ban hành các quyết định và nghịđịnh.

Quyết định số 47/2007/QĐ-TT ngày 06/04/2007 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu giai đoạn 2007 – 2010, trong đó đề cao mục tiêu huy động mọi nguồn lực thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ môi trường và đóng góp vào việc tổ chức thực hiện UNFCCC, Nghịđịnh thư Kyoto và CDM, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các dự án CDM [22].

Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách chi trả dịch vụ môi trường. Mục đích Quyết định là tạo cơ sở cho việc xây dựng khung pháp lý về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng áp dụng trên phạm vi cả nước theo hướng xác định rõ lợi ích, quyền hạn và nghĩa vụ của các đối tượng được chi trả, phải chi trả dịch vụ môi trường rừng, thực hiện xã hội hóa nghề rừng, từng bước tạo lập cơ sở kinh tế bền vững cho sự nghiệp bảo vệ phát triển rừng, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ đặc biệt là bảo đảm nguồn nước cho sản xuất điện, nước và các hoạt động kinh doanh du lịch [21].

Nghị định số 99/2010/NĐ – CP ban hành ngày 24/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Theo đó, Nghị định qui định năm loại dịch vụ môi trường rừng được chi trả là bảo vệđất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng cho các hoạt động du lịch và dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản [20].

Tuy nhiên, hiện nay thị trường carbon còn mới mẻ ở nước ta, các doanh nghiệp cũng như các thành phần kinh tế thiếu thông tin về thị trường này nên quá ít đối tượng tham gia thực hiện.

Như vậy, trên cơ sở pháp lý của Nghịđịnh thư Kyoto cho việc cắt giảm khí nhà kính trong đó có khí CO2, từ đây mở ra hướng nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 của thực vật, qua đó không chỉđánh giá được tầm quan trọng của thực vật đối với việc cải tạo và bảo vệ môi trường mà là cơ sở tham gia vào thị trường carbon trên thế giới. Ngoài ra, thị trường carbon tạo ra những cơ hội mới về tài chính để bảo đảm và nâng cao cuộc sống cho những người dân nghèo sống dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và cũng chính là những người bảo vệ nguồn tài nguyên này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất nhằm đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của luồng dendrocalamus membranaceus munro trồng tại LÀNG TRE PHÚ AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 26 - 32)