Để tìm hiểu đặc điểm cấu trúc cây trong khu vực nghiên cứu đề tài tiến hành khảo sát phân bố thực nghiệm số cây theo cấp đường kính D1,3.
Đường kính D1,3 là một nhân tố quan trọng trong việc đánh giá mức độ sinh trưởng của cây. Trong quá trình tăng trưởng của thực vật, giữa các cây có sự cạnh tranh dinh dưỡng dẫn đến sự phân hóa về kích thước, trong đó có đường kính, sự phân hóa này diễn ra theo một quy luật gọi là quy luật phân bố số cây theo đường kính. Đây chính là cơ sởđể xác định biện pháp tỉa thưa và điều chỉnh không gian dinh dưỡng cho quần thể một cách hợp lý.
Đề tài tiến hành đo đếm toàn bộđường kính D1,3 của các cây trong từng bụi của toàn bộ khu vực trồng Luồng được nghiên cứu. Chia tổ đường kính, tính tần suất được thể hiện ở bảng 3.1
Bảng 3.1: Phân bố số cây theo đường kính D1,3
Số tổ D1,3 d(cm) ưới D1,3 trên (cm) TrD1,3ị số gi(cm)ữa tổ Số cây (N) Tỉ lệ %
1 1,23 1,85 1,54 56 2,07 2 1,85 2,46 2,15 158 5,85 3 2,46 3,08 2,77 289 10,70 4 3,08 3,69 3,38 485 17,95 5 3,69 4,31 4,00 500 18,50 6 4,31 4,92 4,62 446 16,51 7 4,92 5,54 5,23 343 12,69 8 5,54 6,15 5,85 239 8,85 9 6,15 6,77 6,46 141 5,22 10 6,77 7,38 7,08 45 1,67
Qua số liệu ở bảng 3.1 cho thấy, số lượng cây chủ yếu tập trung ở cỡ kính 3,38 đến 5,23 cm. Trong đó số lượng cây tập trung nhiều nhất ở cỡ kính 4,00 cm chiếm 18,50 % tổng số cây trong khu vực. Cây có cỡ kính nhỏ nhất 1,54 cm và cây có cỡ kính lớn nhất 7,08 cm, chiếm tỉ lệ thấp tương ứng 2,07 % và 1,67 % tổng số cây trong khu vực.
Sự phân bố số cây theo cỡ kính được thể hiện ở hình 3.1
Qua hình 3.1 cho thấy, trong quá trình phát triển, cây có sự phân hóa mạnh về kích thước đường kính thân.