Nghiên cứu về Luồng ở trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất nhằm đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của luồng dendrocalamus membranaceus munro trồng tại LÀNG TRE PHÚ AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 42 - 44)

Luồng là loài cây đã được gây trồng rộng rãi ở nhiều địa phương, tới nay Luồng vẫn là loài tre có diện tích rừng trồng lớn nhất và được sử dụng nhiều nhất ở nước ta (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2006). Về mặt lâm sinh của Luồng đã được nghiên cứu khá nhiều. Tuy nhiên, những nghiên cứu về vai trò sinh thái của Luồng đối với môi trường tự nhiên lại rất ít.

Lê Quang Liên (1990) đã nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật gây trồng cây tre Luồng Thanh Hoá và hoàn thiện qui trình thâm canh rừng tre Luồng ở vùng trung tâm để làm nguyên liệu giấy xi măng. Kết quả công trình đã xây dựng rừng Luồng chuyên để lấy cành làm giống, diện tích 5 ha. Nghiên cứu thành công tạo giống Luồng bằng phương pháp chiết cành có bọc nilông: Tuổi cành làm giống (3 - 10 tháng tuổi), thời vụ làm giống: Quanh năm (12 tháng). Đã trồng được 36 ha rừng Luồng, đạt tỷ lệ sống trên 95%. Đã xác định được mật độ thích hợp 200 bụi/ha (5 m x 10 m); thời vụ trồng Xuân và Thu (thời tiết ngày dâm mát, mưa nhỏ). Đã xác định biện pháp chăm sóc có hiệu quả: 3 năm đầu phải làm sạch cỏ; hàng năm trước mùa sinh trưởng 1 tháng (tháng 2, 3) cuốc xung quanh bụi cách gốc cây 1 m, sâu 25 cm; trồng xen cây nông nghiệp: Đỗ, lạc, sắn [8].

Nguyễn Ngọc Bình (1976-1980) đã nghiên cứu: Đặc điểm đất trồng rừng Luồng và ảnh hưởng của các phương thức, kỹ thuật trồng rừng Luồng đến các

tính chất và độ phì của đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mức độ sinh trưởng tốt, xấu của rừng Luồng có liên quan khá chặt chẽ với các tính chất của đất, như độ xốp, chếđộ nước, thành phần cơ giới, hàm lượng mùn (%), hàm lượng N tổng số (%) và hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất và nghiên cứu ảnh hưởng của các phương thức trồng rừng Luồng thuần loài và hỗn loài, đã cho thấy phương thức trồng rừng hỗn loài đặc biệt là hỗn loài với các cây gỗ họĐậu đã làm cho độ phì của đất bền vững hơn [2].

Trần Nguyên Giảng (1997) đã nghiên cứu về cường độ khai thác rừng Luồng với 3 cường độ khai thác khác nhau:

+ Khai thác với cường độ mạnh: Chặt hết các cây Luồng trên 1 tuổi chỉ chừa lại các cây 1 tuổi và < 1 tuổi.

+ Khai thác với cường độ vừa: Chặt hết các cây trên 2 tuổi, chừa lại các cây 1 đến 2 tuổi.

+ Khai thác với cường độ nhẹ (thấp): Chặt hết các cây trên 3 tuổi, chừa lại các cây tre 1, 2 đến 3 tuổi.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Cường độ khai thác vừa là thích hợp. Với cường độ khai thác này, có số lượng Luồng sinh ra sau khai thác là cao nhất. Đường kính và chiều cao của các cây Luồng trong rừng tương đối tốt. Số lượng cây Luồng khai thác được hàng năm tương đối cao, từ 800 cây - 1.200 cây/ha. Lượng cây khai thác chiếm khoảng từ 25 - 30 % tổng số cây Luồng có trong rừng. Điều đó có ý nghĩa là khi khai thác rừng Luồng, chúng ta luôn chừa lại các cây Luồng từ 1 đến 2 tuổi, để chúng có khả năng tạo ra đủ các nguồn chất dinh dưỡng để nuôi măng, nên rừng Luồng kinh doanh có năng suất cao và bền vững [5].

Lê Quang Liên (2001) đã nghiên cứu nhân giống Luồng bằng chiết cành. Tác giả tìm ra phương pháp nhân giống vừa đơn giản vừa tận dụng tối đa số cành có trên thân, vừa sử dụng được cây giống ở các lứa tuổi. Chọn cây mẹ sinh trưởng tốt, không sâu bệnh, tuổi cây mẹ từ 6 đến 12 tháng tuổi. Chọn cành làm giống có gốc mắt cua không bị sâu thối, đường kính cành ở nơi giáp với gốc cành trên 0,7

cm; cành thứ cấp đã đủ lá. Có hai vụ chiết cành chính là vụ xuân (tháng 1 đến tháng 3) và vụ thu (tháng 7 đến tháng 9) [19].

Phạm Quang Thu (2007), nghiên cứu bệnh sọc tím của Luồng ở Thanh Hóa và biện pháp phòng trừ, đã xác định được loài sinh vật Fusarium equiseti gây bệnh sọc tím của Luồng. Từ đó đưa biện pháp đào bỏ các gốc Luồng bị bệnh, phun phế phẩm sinh học và thuốc hóa học score 0,1 %; không chặt măng Luồng, trồng lại các bụi Luồng trên 20 năm tuổi [19].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất nhằm đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của luồng dendrocalamus membranaceus munro trồng tại LÀNG TRE PHÚ AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 42 - 44)