Brown J và Pearce D. W (1994) đã nghiên cứu hấp thụ carbon của rừng nhiệt đới. Kết quả cho thấy một khu rừng nguyên sinh có thể hấp thụđược 280 tấn carbon/ha và sẽ cho ra 200 tấn carbon/ha nếu bị đốt do canh tác nương rẫy và sẽ giải phóng carbon lớn hơn nếu diện tích rừng chuyển bị chuyển thành đồng cỏ hay đất để sản xuất nông nghiệp. Rừng trồng có thể hấp thụ khoảng 115 tấn carbon và con số này sẽ giảm từ 1/3 đến 1/4 khi rừng chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp [27].
McKenzie N và cs (2001), qua công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống về lượng carbon tích lũy của rừng, kết quả nghiên cứu cho thấy:
Carbon trong hệ sinh thái rừng thường tập trung ở bốn bộ phận chính: Thảm thực vật còn sống trên mặt đất, vật rơi rụng, rễ cây và đất rừng [33].
Poonsri Wanthongchai và Somsak Piriyayota (2006) đã nghiên cứu vai trò của rừng ngập mặn trong hấp thụ carbon ở tỉnh Trat, Thái Lan với phương pháp phân tích hàm lượng carbon chứa trong sinh khối khô của cây. Kết quả cho thấy lượng carbon trung bình chứa trong ba loài nghiên cứu (Rhizophora mucronata, R.
apiculata, B.cylindrica) chiếm 47,77 % trọng lượng khô và ở rừng nhiều tuổi thì
hấp thu lượng carbon nhiều hơn rừng ít tuổi. Lượng carbon cao nhất là loài R.
apiculata 11 tuổi với 74,75 tấn/ha, Rhizophora mucronata với 65,50 tấn/ha trong
khi cũng tuổi đó B.cylindrica chỉ có 1,47 tấn/ha bởi vì hai loài trên sinh trưởng tốt hơn [38].
Subarudi và cs (2004) đã phân tích chi phí cho việc thiết kế và triển khai dự án CDM tại tỉnh Cianjur, miền Tây Java, Indonesia với diện tích là 17,5 ha (đất của các hộ nông dân). Đây là một trong những dự án CDM đã được thiết lập trong một số tỉnh ở Indonesia và được cấp vốn bởi tổ chức JIFPRO của Nhật Bản. Kết quả cho thấy trữ lượng carbon hấp thụ từ 19,5 – 25,5 tấn C/ha, chi phí để tạo ra một tấn carbon là 35,6 – 45,9 USD. Một tấn C tương đương với 3,67 tấn CO2, vì thế giá bán một tấn CO2 là từ 9,5 – 12,5 USD. Nghiên cứu này cũng đã đưa ra được những bài học và khuyến cáo cho việc thực hiện những dự án tiếp theo [37].
Pearson T. R. H, Brown. S và Ravindranath N. H (2005) trong tài liệu Ước tính các nguồn lợi carbon tổng hợp vào các dự án của GEP, do UNDP và GEF đã xuất bản và xây dựng phương pháp nghiên cứu hấp thụ carbon dựa trên 5 bước để tiến hành. Các bước đó là: Xác định vùng dự án, phân cấp diện tích, quyết định bể carbon đo đếm, xác định kiểu, số lượng, kích thước và hình dạng ô đo đếm và cuối cùng là xác định dung lượng ô đo đếm. Phương pháp nghiên cứu hấp thụ carbon được ứng dụng và tỏ ra có hiệu quả, được ứng dụng ở nhiều nơi [35].
Dhruba Bijaya G. C (2008) đã nghiên cứu khả năng tích tụ carbon của
sinh khối thân là 4,59 tấn/ha, tổng sinh khối lá là 0,69 tấn/ha và. Tổng carbon là 232,06 tấn/ha trong đó: Carbon tích tụ trong thân là 1,52 tấn/ha, trong lá 0,14 tấn/ha, carbon rễ 0,08 tấn/ha và carbon tích lũy trong đất là 230,32 tấn/ha [30].
Arun Jyoti Nath, Gitasree Das và Ashesh Kumar Das (2008) đã nghiên cứu sinh khối trên mặt đất, năng suất và khả năng tích tụ carbon của rừng tre trồng tại Assam, miền Bắc Ấn độ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tổng sinh khối trên mặt đất của khu rừng trồng trong năm 2003 là 42,98 tấn/ha và trong năm 2006 tăng lên 152,15 tấn/ha, sinh khối trung bình là 99,28 tấn/ha. Năng suất trung bình là 42,5 tấn/ha. Carbon tích tụ trong sinh khối trên mặt đất từ 21,69 – 76,55 tấn/ha. Carbon tích trữ trong thân chiếm 58 – 73 % tổng số carbon tích tụ [25].
Bipal Kr Jan và cs (2009) đã nghiên cứu tốc độ tích lũy carbon và sinh khối carbon trên mặt đất của 4 loài cùng độ tuổi (6 tuổi) ở Ấn Độ: Shorea robusta
Gaertn.f, Albzzia lebbek Benth, Tectona grandis Lin.f và Artocarpus integrifolia
Linn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tốc độ hấp thụ carbon trung bình từ môi trường xung quanh trong mùa đông của Shorea robusta Gaertn.f, Albzzia lebbek
Benth, Tectona grandis Lin.f và Artocarpus integrifoli Linn lần lượt là 11,13 g/giờ; 11,86 g/giờ; 2,57 g/giờ và 4,22 g/giờ. Lượng carbon tích lũy hàng năm của
Shorea robusta Gaertn.f, Albzzia lebbek Benth, Tectona grandis Lin.f và
Artocarpus integrifoli Linn tương ứng là 8,97 tấn C/ha; 11,97 tấn C/ha; 2,07 tấn
C/ha và 3,33 tấn C/ha. Tỷ lệ % sinh khối carbon trên mặt đất của 4 loài Shorea
robusta Gaertn.f, Albzzia lebbek Benth, Tectona grandis Lin.f và Artocarpus
integrifoli Linn tương ứng là 44,45 %; 47,12 %; 45,45 % và 43,33 % và tổng sinh
khối carbon trên mặt đất của 4 loài ước tính là 5,22 tấn C/ha; 6,26 tấn C/ha; 7,97 tấn C/ha và 7,28 tấn C/ha[26].
Các nghiên cứu trên đều quan tâm đến khả năng hấp thụ CO2 của rừng và cho thấy tầm quan trọng và những giá trị của rừng đối với môi trường, rừng vừa lưu trữ vừa hấp thụ khí CO2, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính tác động lên môi trường sống.