Đường kính D1,3 của thân cây là nhân tố dễ đo đếm. Xây dựng phương trình tương quan giữa lượng carbon tích tụ với đường kính thân cây D1,3 là việc làm cần thiết để có thể xác định nhanh lượng carbon tích lũy trong từng bộ phận cũng như trong toàn cây một cách đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm với độ chính xác cho phép.
Theo như kết quả ở trên, thì tỉ lệ carbon tích lũy giữa các bộ phận thân, cành, lá, có sự khác nhau nên cần phải xây dựng phương trình tương quan giữa lượng carbon tích lũy trong từng bộ phận với D1,3.
Kết quả thăm dò tương quan giữa lượng carbon tích lũy trong các bộ phận: Thân, cành ,lá và cả cây với D1,3 và Hvn tại (phụ bảng 26, 27, 28, 29) cho thấy,
68,34 % 24,45 % 7,21 % %Cth %Cc %Cla Hình 3.9: Tỉlệ carbon các bộ phận cây cá thể Luồng
những phương trình thử nghiệm đều thỏa mãn yêu cầu về thống kê như hệ số xác định R2 cao, hệ số biến động V % và hệ số chính xác P % trong phạm vi cho phép (< 10 %), phương trình và các tham số phương trình tồn tại ở mức có ý nghĩa (P < 0,05).
Tuy nhiên, qua phân tích và so sánh thì phương trình một nhân tố (D1,3) có hệ số xác định R2 cao, hệ số biến động V % và hệ số chính xác P % nhỏ; các tham số của phương trình đều tồn tại, mức độ tính toán đơn giản nên đề tài đã chọn tương quan hàm lượng carbon tích lũy trong các bộ phận với D1,3 để tính sinh khối khô cây cá thể và được trình bày tại bảng 3.25.
Bảng 3.25: Phương trình tương quan giữa lượng carbon tích lũy với D1,3
TT Phương trình Các chỉ tiêu thống kê
R2 SEE V% P% F-Ratio Pa0 Pa 1 Ct = 0,1109*D1,32,1113 0,990 0,091 1,79 0,31 3108,98 0,00 0,00 2 Cth = 0,0627*D1,32,2429 0,990 0,095 1,75 0,30 3254,06 0,00 0,00 3 Cc = 0,0511*D1,31,6485 0,915 0,214 5,39 0,92 344,60 0,00 0,00 4 Cla = 0,0031*D1,32,6854 0,935 0,302 4,65 0,80 462,63 0,00 0,00 1,5 cm < D1,3 < 7,3 cm
Kết quả cho thấy quan hệ giữa lượng carbon tích lũy ở các bộ phận của cây với đường kính D1,3 hầu hết là chặt chẽ. Trong đó phương trình thể hiện mối quan hệ tốt nhất là phương trình tương quan giữa tổng lượng carbon tích lũy và lượng carbon thân tích lũy với đường kính với R2 = 0,990, tiếp đến là lá có hệ số R2 = 0,935; cành có phương trình tương quan với hệ số R2 = 0,915 là thấp nhất.
Quan hệ giữa hàm lượng carbon tích lũy trong các bộ phận cá thể Luồng với D1,3 được biểu thịở hình 3.10.
Hình 3.10: Tương quan hàm lượng carbon tích lũy cây cá thể với D1,3 Qua hình 3.10 ta thấy, đối với cây cá thể Luồng, giá trịđường kính tại vị trí 1,3 m có mối quan hệ chặt chẽ với lượng carbon tích lũy.
Khi đường kính tăng thì sự tích lũy carbon của toàn cây cũng như các bộ phận đều tăng lên, trong các bộ phận thân, cành, lá thì bộ phận thân tăng nhiều nhất, bộ phận lá tăng ít nhất so với tổng lượng carbon tích lũy, có nghĩa cây càng lớn thì lượng carbon tích lũy càng cao.
Như vậy, từ nhân tố điều tra là đường kính thân cây có thể tính nhanh chóng lượng carbon tích lũy của cây cá thể Luồng.
3.5.1.3 Tương quan giữa lượng carbon tích lũy và sinh khối khô
Bảng 3.26: Phương trình tương quan giữa lượng carbon tích lũy và sinh khối khô
TT Phương trình Các chỉ tiêu thống kê
R2 SEE V % P % F-Ratio Pa0 Pa 1 Ct = 0,4463*Wtk1,0012 0,9997 0,015 0,29 0,05 119342,63 0,00 0,00 2 Cth = 0,4702*Wthk1,0018 0,9999 0,009 0,16 0,03 384284,43 0,00 0,00 3 Cc = 0,4273*Wck1,0191 0,9995 0,017 0,40 0,07 62989,32 0,00 0,00 4 Cla = 0,3203*Wlak0,9720 0,9966 0,070 1,04 0,18 9285,06 0,00 0,00 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1.53 2.01 2.61 3.02 3.44 3.79 4.20 4.77 5.25 5.44 5.80 6.20 6.65 7.13 Cthân Ccành Clá Ctổng D1,3(cm) C (kg)
Kết quả trong bảng 3.26 (phụ bảng 22, 23, 24, 25), là những phương trình có mối quan hệ tốt nhất giữa lượng carbon tích tụ với sinh khối khô các bộ phận của cây cá thể. Các phương trình trên có hệ số xác định R2 rất cao (0,9995 - 0,9999), sai số nhỏ (0,009 - 0,070), hệ số biến động V % và hệ số chính xác P % thấp, nằm trong phạm vi cho phép (< 10 %), các tham số phương trình và phương trình đều tồn tại ở mức có ý nghĩa (p < 0,05) với độ tin cậy 95 %. Tất cả các phương trình có hệ số mũ gần bằng 1 các phương trình trên có thể được viết như sau:
Ct = 0,4461*Wtk mà Wtk = 0,4092*Wtt hay tổng carbon tích trữ bằng 44,61 % so với tổng sinh khối khô và bằng 18,25 % so với tổng sinh khối tươi.
Cth = 0,4702*Wthk mà Wthk = 0,4260*Wtht hay carbon thân tích trữ bằng 47,02 % so với sinh khối thân khô và bằng 20,03 % so với sinh khối thân tươi.
Cc = 0,4273*Wck mà Wck = 0,4287*Wct hay carbon cành tích trữ bằng 42,73 % so với sinh khối cành khô và bằng 18,32 % so với sinh khối cành tươi.
Cla = 0,3203*Wlak mà Wlak = 0,4031*Wlat hay carbon lá tích trữ bằng 32,03 % so với sinh khối lá khô và bằng 12,91 % so với sinh khối lá tươi.
Từ kết quả trên cho thấy tỉ lệ carbon của các bộ phận của cây Luồng khác với hệ số mặc định thường dùng (0,5) của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC,2003). Vì vậy nếu sử dụng hệ số mặc định để xác định hàm lượng carbon tích luỹ sẽ có sai số.
Thông qua kết quả tính toán giữa sinh khối tươi và sinh khối khô ta có thể xác định được lượng carbon tích lũy trong sinh khối tươi. Chỉ tiêu này nhằm cho ta khả năng xác định nhanh lượng carbon của cây cá thể Luồng mà không cần phải tính toán thông qua sinh khối khô, vốn là chỉ tiêu trung gian của sinh khối tươi.