Nhận định về tổng quan nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất nhằm đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của luồng dendrocalamus membranaceus munro trồng tại LÀNG TRE PHÚ AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 44 - 46)

Các tài liệu trên đây mang đến sự hiểu biết tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến khả năng hấp thụ CO2, trên thế giới cũng như trong nước, đã có nhiều nhà khoa học thực hiện những nghiên cứu về vấn đề này với nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp chủ yếu hiện nay là dựa trên cơ sở xác định sinh khối, ứng dụng phương pháp mô hình hóa để biểu diễn để biểu diễn các mối quan hệ giữa sinh khối và lượng carbon tích lũy với các nhân tố, từ đó xác định lượng carbon trong sinh khối và đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của thực vật. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện và có chi phí thấp, giúp cho việc ứng dụng vào thực tiễn nhanh và thuận lợi, đặc biệt phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Phương pháp đánh giá khả năng hấp thụ CO2 dựa vào sinh khối cũng được đề tài sử dụng.

Qua tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy việc nghiên cứu sinh khối để làm cơ sở ước lượng khả năng hấp thụ CO2 được áp dụng nhiều đối với cây thân gỗ như : Keo, Đước, Thông,... các loại rừng trồng và rừng tự nhiên. Trong các nghiên cứu mới chỉ quan tâm tới những bộ phận có ý nghĩa kinh tế của cây như thân, cành, lá ; sinh khối rễ ít được quan tâm.

Việc xác định lượng CO2 mà thực vật hấp thụ là vấn đề phức tạp, liên quan đến quá trình quang hợp, hô hấp và sinh trưởng của thực vật, nên những nghiên cứu trên chỉ tập trung tại thời điểm nhất định.

Nước ta có hệ thực vật phong phú và đa dạng, một trong những nguồn tài nguyên thực vật phân bố tương đối rộng và gần gũi với cuộc sống của người dân là tre. Trong các loài tre thì được trồng rộng rãi và có diện tích lớn ở nước ta với đặc điểm sinh trưởng nhanh, tạo ra sinh khối lớn, sớm cho khai thác. Vì vậy, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội mà có ý nghĩa về mặt sinh thái môi trường. Nhưng những nghiên cứu trước đây chỉ khái quát về sự phân bố, mô tả hình thái và sâu bệnh hại của loài cây này, chưa công trình nào nghiên cứu đến sinh khối, tích tụ carbon trong sinh khối cũng nhưđánh giá khả năng hấp thụ CO2 của Luồng.

Vì vậy, việc nghiên cứu sinh khối nhằm đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của Luồng là cần thiết và được đặt ra để nhằm hiểu biết hơn về chức năng sinh thái của Luồng, lượng giá chí phí môi trường để tham gia thị trường carbon, hướng đến giảm thiểu khí CO2 bảo vệ môi trường sống.

CHƯƠNG 2

NI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐẶC ĐIM KHU VC NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất nhằm đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của luồng dendrocalamus membranaceus munro trồng tại LÀNG TRE PHÚ AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 44 - 46)