Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2c ủa thực vật trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất nhằm đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của luồng dendrocalamus membranaceus munro trồng tại LÀNG TRE PHÚ AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 39 - 41)

Trong thời gian qua giới khoa học Việt Nam đã có những nghiên cứu ban đầu nhưng hết sức quan trọng về khả năng hấp thụ khí nhà kính CO2 của thực vật.

Ngô Đình Quế và cs (2006) đã nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của một số loại rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, bằng các phương pháp nghiên cứu đo đếm sinh trưởng, năng suất và sinh khối của rừng trên các lập địa khác nhau ở nhiều nơi đã đưa ra phân hạng mức độ thích hợp cho từng loại cây trồng chủ yếu phổ biến hiện nay: Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai, Thông ba lá, Thông mã vi, Thông nhựa và Bạch đàn Urophylla. Các tác giảđã phân tích, tính toán lượng carbon trong sinh khối trên và dưới mặt đất, cây bụi, thảm cỏ, cành khô lá rụng, thiết lập mối tương quan giữa trữ lượng, năng suất gỗ và lượng CO2 hấp thụ hằng năm của từng loài, từ đó tìm ra một số hệ số chuyển đổi quan trọng:

B/A - Tỷ số giữa sinh khối gỗ khô (tấn/ha)/tổng trữ lượng lâm phân (m3/ha). C/B - Tỷ số giữa sinh khối trên mặt đất (tấn/ha)/ sinh khối gỗ khô (tấn/ha). D/C - Tỷ số giữa tổng sinh khối (tấn/ha)/ tổng sinh khối trên mặt đất (tấn/ha). E/D - Tỷ số giữa tổng lượng carbon hấp thụ (tấn/ha)/ tổng sinh khối (tấn/ha). G/E - Hệ số chuyển đổi từ C sang CO2.

Tất cả những hệ số trên được so sánh với các hệ số tương ứng của NIRI [16]. Võ Đại Hải (2007) đã nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon rừng Mỡ trong thuần loài tại vùng trung tâm Bắc Bộ. Kết quả nghiên cứu đã xác định được cấu trúc và lượng carbon hấp thụ trong cây Mỡ, cây bụi thảm tươi, vật rơi rụng và trong đất rừng, từđó đã xác định được tổng lượng carbon hấp thụ trong lâm phần Mỡ trồng trên các cấp đất và cấp tuổi khác nhau. Kết quả nghiên cứu cũng đã xây dựng được mối quan hệ giữa lượng carbon hấp thụ với các nhân tố điều tra như D1,3, Hvn, tuổi và mật độ làm cơ sở cho việc xác định nhanh và dự báo lượng carbon tích lũy ở rừng trồng Mỡ tại vùng Trung Tâm Bắc Bộ nước ta [3].

Bảo Huy (2009) đã thực hiện nghiên cứu phương pháp ước tính trữ lượng carbon của rừng tự nhiên làm cơ sở tính toán lượng CO2 phát thải từ suy thoái và mất rừng ở Việt Nam. Kết quả thu được như sau:

- Để xác định sinh khối rừng và khả năng hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên, cần nghiên cứu một cách có hệ thống thông qua các phương pháp rút mẫu thực nghiệm trên hiện trường, phân tích carbon tích lũy trong các bể chứa trên và dưới mặt đất, mô hình hóa các mối quan hệ giữa sinh khối, lượng carbon tích lũy, CO2 hấp thụ của cây rừng và lâm phần với các nhân tốđiều tra, sinh thái rừng. Đây là cơ sở quan trọng cho việc xác định, dự báo năng lực hấp thụ CO2 của các trạng thái, kiểu rừng khác nhau.

- Các trạng thái rừng non, nghèo hiện tại đã bị hạn chế về giá trị lâm sản thuần túy, tuy nhiên vẫn còn có giá trị hấp thụ CO2; vì vậy nếu gắn việc quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư trong giao đất giao rừng với chương trình REDD, sẽ là cơ hội tạo ra thu nhập cho người dân, là động lực thúc đẩy quản lý và nuôi dưỡng những khu rừng tự nhiên nghèo vì mục đích môi trường [4].

Viên Ngọc Nam (2009) đã nghiên cứu khả năng tích tụ carbon và hấp thụ CO2 của cây Dà quánh và Cóc trắng tại rừng ngập mặn Cần Giờ. Bằng nghiên cứu sinh khối trên mặt đất (thân, cành và lá), kết quả nghiên cứu đã tính toán được khả năng tích tụ carbon và hấp thụ CO2 của hai loài cây Dà quánh tự nhiên và Cóc trắng tại rừng ngập mặt Cần Giờ. Theo đó, lượng carbon tích lũy trong sinh khối khô của các bộ phận cây cá thể theo loài cây có khác nhau: Dà quánh: lá > tổng sinh khối > cành > thân; Cóc trắng: lá > cành > tổng sinh khối > thân. Trung bình đường kính thân cây của quần thể Dà quánh là 2,78 ± 0,18cm, mật độ trung bình là 13.489 ± 1.464 cây/ha thì quần thể đó tích tụ được khoảng 19,22 ± 3,36 tấn C/ha trong cây, cũng có nghĩa là cây rừng hấp thụ được 70,54 ± 12,34 tấn CO2/ha. Trung bình đường kính thân cây của quần thể Cóc trắng là 4,21 ± 0,47cm, mật độ trung bình là 7.310 ± 1.329 cây/ha thì quần thể đó tích tụ được khoảng 23,31 ± 5,20 tấn C/ha trong cây, hay cây rừng hấp thụ được 85,55 ± 19,10 tấn CO2/ha. Giá trị bằng tiền từ khả năng hấp thụ CO2 của Cóc trắng theo tuổi là: Tuổi

4 là 250.419 đ/ha/năm; tuổi 11 là 1.220.347 đ/ha/năm; tuổi 13 là 1.469.584 đ/ha/năm; tuổi 15 là 1.487.838 đ/ha/năm; tuổi 17 là 1.603.127 đ/ha/năm. Giá trung bình cho 1 ha Dà quánh hấp thu CO2 là 24.449.117 đồng [9].

Như vậy, vấn đề phát thải khí CO2 thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước, những nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của thực vật đã có những kết quả đáng kể, các kết quả nghiên cứu trên có ý nghĩa thực tiễn cao và đánh giá đúng giá trị về mặt sinh thái môi trường và kinh tế của hệ thực vật. Đó là nguồn cung cấp thông tin quan trọng cho các nhà quản lý để đưa ra những chiến lược cụ thể trong bảo vệ và khôi phục nguồn tài nguyên thực vật (rừng).

Qua tổng quan từ các công trình nghiên cứu nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của thực vật ở Việt Nam, ta thấy khả năng hấp thụ CO2được tính từ lượng C tích lũy trong sinh khối của thực vật hoặc dựa vào hệ số quy đổi từ trữ lượng của đối tượng nghiên cứu.

Thị trường carbon tuy còn mới mẻ và chưa sôi động ở nước ta nhưng các nhà khoa học vẫn đã và đang nổ lực nghiên cứu và đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của thực vật, chủ yếu hệ thực vật rừng. Những nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà mang ý nghĩa thực tiễn rất cao, bởi nước ta là nước đang phát triển, người dân chủ yếu sống dựa vào nguồn tài nguyên nên những công trình nghiên cứu trên giúp cho các nhà quản lý đưa ra những biện pháp và chính sách phù hợp, đưa những thông tin về tiềm năng, lợi ích của thị trường carbon. Đây có thể là động lực khuyến khích người dân trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất nhằm đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của luồng dendrocalamus membranaceus munro trồng tại LÀNG TRE PHÚ AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)