Tương quan giữa sinh khối tươi thân cây với D1,3 và Hvn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất nhằm đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của luồng dendrocalamus membranaceus munro trồng tại LÀNG TRE PHÚ AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 73 - 74)

Trong kết cấu sinh khối của cây, thân là bộ phận tập trung sinh khối chủ yếu, sau đó là đến cành và lá là thành phần tập trung sinh khối ít nhất. Việc dự đoán sinh khối thân cây là cần thiết và quan trọng, liên quan đến đánh giá năng suất thực vật.

Tuy nhiên, việc tính toán lượng sinh khối trực tiếp tốn rất nhiều công sức và tài chính. Do đó, nhất thiết phải xây dựng mối tương quan giữa sinh khối thân với các nhân tố dễ đo đếm khác (D1,3, Hvn) để từđó có thể xác định sinh khối gián tiếp thông qua các nhân tốđó.

Kết quả thăm dò các hàm toán học thông dụng để mô tả mối tương quan giữa sinh khối tươi thân cây với D1,3 và Hvn được thể hiện ở bảng 3.9 (phụ bảng 10).

Bảng 3.9 : Phương trình tương quan giữa sinh khối tươi thân cây với D1,3

TT Phương trình Các chỉ tiêu thống kê

R2 SEE V% P% F-Ratio Pa0 Pa Pb 1 Wtht = exp(-1,0830+ 2,1000*ln(D1,3)) 0,991 0,087 1,72 0,29 3380,95 0,00 0,00 2 Wtht = exp(-2,6021 + 2,1702*sqrt(D1,3)) 0,980 0,128 2,55 0,44 1539,48 0,00 0,00 3 Wtht = (-2,6245 + 2,6184*sqrt(D1,3))2 0,971 0,187 3,07 0,53 1060,23 0,00 0,00 4 Wtht = (1,1433 + 0,0743*D132)2 0,969 0,191 3,15 0,54 1008,18 0,00 0,00 5 Wtht = exp(-0,4855+ 0,5349*D1,3) 0,952 0,198 3,99 0,68 628,80 0,00 0,00 6 Wtht = exp(-6,8321 + 3,6025*ln(Hvn)) 0,930 0,239 4,86 0,83 422,56 0,00 0,00 7 Wtht = 1/(-0,7283 + 10,46/Hvn) 0,919 0,078 5,25 0,90 363,11 0,00 0,00 8 Wtht = -3,2012 + 4,7281*D1,3 – 0,7694*Hvn 0,942 1,525 6,32 1,08 250,72 0,10 0,00 0,02 9 Wtht = 0,8542 + 0,0284*D1,32*Hvn 0,977 0,934 2,68 0,46 1387,85 0,00 0,00 10 ln(Wtht) = -1,7122 + 1,8933*ln(D1,3) + 0,3809*ln(Hvn) 0,991 0,085 2,36 0,41 1791,40 0,00 0,00 0,10 Tất cả các phương trình trên đều có hệ số xác định (R2 = 0,919 - 0,991), hệ số biến động V % (từ 1,72 % – 6,32 %), hệ số chính xác P % (0,29 % – 1,08 %) đều nằm trong phạm vi cho phép, các tham số của phương trình đều tồn tại (p < 0,05).

Ở phương trình (10) mặc dù đều tồn tại mặc dù có hệ số xác định R2 cao (0,991), tương đương với phương trình (1), sai số, hệ số biến động V % và hệ số chính xác P % thấp và nằm trong phạm vi cho phép (< 10 %), tuy nhiên tham số phương trình không tồn tại. Vì vậy, đề tài chọn phương trình (1) ngoài căn cứ vào hệ số xác định R2, hệ số V %, hệ số P %, thì phương trình đơn giản và dễ áp dụng

Wtht = exp(-1,0830+ 2,1000*ln(D1,3)). Phương trình được chuyển thành dạng chính tắc là hàm số mũ:

Wtht = 0,3386*D1,32,1000 (3.5) Với 1,5 cm < D1,3 < 7,3 cm

R2 = 0,991 SEE = 0,087 F = 3380,95 P < 0,05

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất nhằm đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của luồng dendrocalamus membranaceus munro trồng tại LÀNG TRE PHÚ AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 73 - 74)