Tương quan giữa Hvn với D1,3 của cây cá thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất nhằm đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của luồng dendrocalamus membranaceus munro trồng tại LÀNG TRE PHÚ AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 61 - 62)

Chiều cao và đường kính là 2 yếu tố có mối liên hệ với nhau và là chỉ tiêu để mô tả quá trình sinh trưởng của thực vật. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển giữa các cây cá thể trong quần thể có sự cạnh tranh về không gian sống, dinh dưỡng dẫn đến sự phân hóa về chiều cao, đường kính.

Việc tìm ra mối tương quan giữa chiều cao và đường kính không chỉ có ý nghĩa trong mô tả trong đánh giá sự sinh trưởng của thực vật, mà còn hỗ trợ cho việc tìm ra chiều cao của quần thể thực vật một cách thuận lợi và hiệu quả. Trong tự nhiên khó đo chính xác chiều cao vút ngọn thân cây vì không nhìn rõ đỉnh sinh trưởng chiều cao (ngọn cây).

Các nhà khoa học đã dùng các phương trình toán học để mô tả mối liên hệ giữa chiều cao và đường kính, các phương trình được gọi là phương trình tương quan giữa chiều cao và đường kính được xây dựng từ những cây tiêu chuẩn.

Từ số liệu D1,3 và Hvn của 40 cây giải tích, có thể tìm hiểu tương quan chiều cao và đường kính, vì giải tích là phương pháp đo tỉ mỉ, chuẩn xác tình trạng sinh trưởng của cây theo từng cấp kính.

Phương trình tương quan giữa chiều cao Hvn và đường kính D1,3 được trình bày trong bảng 3.2 (phụ bảng 6)

Bảng 3.2: Phương trình tương quan giữa chiều cao Hvn và đường kính D1,3

STT Phương trình Các chỉ tiêu thống kê

R2 SEE V % P % Pa0 Pa 1 Hvn = 1/(0,0416 + 0,18804/D1,3) 0,953 0,01 3,73 0,64 0,00 0,00 2 Hvn = 3,7009 + 5,5164*ln(D1,3) 0,936 0,62 4,64 0,80 0,00 0,00 3 Hvn = (2,1554 + 0,8606*ln(D1,3))2 0,933 0,10 4,75 0,81 0,00 0,00 4 Hvn = exp(1,6518 + 0,5426*ln(D1,3)) 0,923 0,07 5,10 0,87 0,00 0,00 5 H121,369*sqrt(Dvn =sqrt(-113,421+ 1,3)) 0,922 14,51 5,15 0,88 0,00 0,00

Dựa trên kết quảở bảng 3.2 cho thấy, hệ số xác định (R2) khá cao từ 0,922 – 0,953, biểu hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa chiều cao và đường kính. Qua quá trình tính toán, kiểm tra và so sánh, phương trình mô tả mô tả mối quan hệ tốt nhất giữa chiều cao và đường kính là phương trình (1):

Hvn = 1/(0,0416 + 0,1880/D1,3) (3.1)

Với R2 = 0,953 F = 651,26 1,5 cm < D1,3 < 7,3 cm Phương trình (3.1) có, hệ số biến động V % = 3,73 % và hệ số chính xác P % = 0,64 % thấp và nằm trong phạm vi cho phép (< 10 %), lớn nhất so với các phương trình đã tính toán. Các tham số của phương trình đều tồn tại với Pa0, Pa < 0,05, sai số tiêu chuẩn của ước lượng thấp nhất SEE = 0,01. Vì vậy, khả năng tồn tại của phương trình là cao với độ tin cậy 95 %.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất nhằm đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của luồng dendrocalamus membranaceus munro trồng tại LÀNG TRE PHÚ AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 61 - 62)