Tương quan giữa tổng sinh khối khô với D1,3 và Hvn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất nhằm đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của luồng dendrocalamus membranaceus munro trồng tại LÀNG TRE PHÚ AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 71 - 73)

Sinh khối khô là cơ sở để tính lượng carbon tích lũy, từ đó đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của cây. Vì vậy nghiên cứu tương quan giữa sinh khối khô với nhân tốđiều tra là cần thiết. Dựa trên kết quả phân tích sinh khối khô trong phòng thí nghiệm, xác định tỷ trọng sinh khối khô/sinh khối tươi, để tính khối khô từ sinh khối tươi. Phương trình tương quan giữa tổng sinh khối khô với D1,3 và Hvn được thể hiện trong bảng 3.8 (phụ bảng 9).

Bảng 3.8: Phương trình tương quan giữa tổng sinh khối khô cây cá thể với D1,3

TT Phương trình Các chỉ tiêu thống kê

R2 SEE V% P% F-Ratio Pa0 Pa Pb 1 Wtk = exp(-1,3916 + 2,1093*ln(D1,3)) 0,991 0,087 1,72 0,29 3385,65 0,00 0,00 2 W2,1858*sqrt(Dtk = exp(-2,9296 + 1,3)) 0,985 0,110 2,18 0,37 2107,18 0,00 0,00 3 Wtk = (0,9623 + 0,0654*D1,32)2 0,972 0,160 2,99 0,51 1116,95 0,00 0,00 4 Wtk = (-2,3371 + 2,2964*sqrt(D1,3))2 0,967 0,175 3,29 0,56 924,64 0,00 0,00 5 Wtk = exp(-2,5477 + 0,3595*Hvn) 0,936 0,228 4,61 0,79 469,76 0,00 0,00 6 W2,2932*sqrt(Htk = exp(-6,1463 + vn)) 0,930 0,239 4,85 0,83 424,77 0,00 0,00 7 Wtk = exp(-7,1092 + 3,5948*ln(Hvn)) 0,917 0,259 5,30 0,91 355,68 0,00 0,00 8 W0,5810*Htk = -2,5787 + 3,5977*D1,3 – vn 0,938 1,200 6,52 1,12 235,21 0,09 0,00 0,03 9 ln(W+ 0,0734*ln(Htk) = -1,5128 + 2,0695*ln(D1,3) vn) 0,991 0,089 2,47 0,42 1645,13 0,00 0,00 0,76 10 Wtk = 0,5210 + 0,0217*D1,32*Hvn 0,982 0,643 2,41 0,41 1714,96 0,01 0,00

Kết quảở bảng 3.8 cho thấy, tất cả các phương trình trong bảng đều tồn tại ở mức có ý nghĩa 95 %. Các phương trình tương quan giữa tổng sinh khối khô cây cá thể Luồng với D1,3 có hệ số xác định R2đều cao từ 0,967 – 0,991.

Đối với phương trình tương quan giữa tổng sinh khối khô với Hvn có hệ số xác định R2 thấp (0,917 – 0,936).

Đối với phương trình tương quan giữa sinh khối tươi với hai nhân tố: D1,3 và Hvn có hệ số R2 khá cao (0,938 – 0,991), nhưng có sai số SEE và hệ số biến động V % cao hơn so với hàm một biến D1,3. Điều này chúng tỏ tổng sinh khối khô cây Luồng có quan hệ chặt chẽ với nhân tố D1,3. Do đó, qua phân tích và so sánh, đề tài chọn phương trình:

Wtk = exp(-1,3916 + 2,1093*ln(D1,3)) Phương trình được chuyển thành dạng:

Wtk = 0,2487*D132,1093 (3.4) Với 1,5 cm < D1,3 < 7,3 cm

Như vậy, thông qua phương trình tương quan giữa tổng sinh khối khô với D1,3, việc tính toán tổng sinh khối của Luồng rất thuận tiện, hiệu quả và ít tốn kém.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất nhằm đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của luồng dendrocalamus membranaceus munro trồng tại LÀNG TRE PHÚ AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 71 - 73)