Kiểm tra khả năng vận dụng các phương trình sinh khối khô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất nhằm đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của luồng dendrocalamus membranaceus munro trồng tại LÀNG TRE PHÚ AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 85 - 86)

Kết quả kiểm tra, đánh giá sai số tương đối của các phương trình sinh khối khô của các bộ phận thân, cành, lá và tổng sinh khối của cây cá thể được thể hiện ở bảng 3.17 (phụ bảng 21).

Bảng 3.17: Sai số tương đối của các phương trình tương quan giữa sinh khối khô

các bộ phận với D1,3

STT Phương trình Các bộ phận khô Sai số tương đối Δ%

Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình 1 Wtk = 0,2308*D1,32,0681 Tổng khô 4,07 0,63 2,15 2 Wthk = 0,1157*D1,32,2587 Thân 5,59 0,52 2,24 3 Wck = 0,1616*D1,31,2864 Cành 3,66 0,35 2,35 4 Wlak = 0,0057*D1,32,9665 Lá 4,54 0,09 2,70 1,5 cm < D1,3 < 7,3 cm

Tương tự như kết quả kiểm tra các phương trình sinh khối tươi, phương trình sinh khối khô có sai số tương đối lớn nhất vẫn là phương trình của bộ phận sinh khối lá (Δ % = 2,70 %). Sai số tương đối nhỏ nhất là phương trình của bộ phận thân (Δ % = 2,24 %). Tất cả các sai số của các phương trình sinh khối khô cũng đều nằm trong giới hạn cho phép (Δ % = 2,15 – 2,70 < 10 %). Vì vậy, có thể sử dụng các phương trình trên để tính sinh khối cho cây cá thể Luồng thông qua D1,3 với độ tin cậy 95 %.

Nhận xét: Về tương quan giữa sinh khối cây cá thể với các nhân tốđiều tra.

Việc xây dựng phương trình tương quan giữa sinh khối các bộ phận cây với đường kính có ý nghĩa thực tiễn cao bởi vì thông qua mối tương quan trên sẽ giảm

đi rất nhiều thời gian trong việc xác định sinh khối ở ngoài thực địa. Để sử dụng các phương trình tương quan trên, ngoài thực địa chỉ cần đo đường kính (D1,3) và thay vào phương trình sẽ xác định được sinh khối. Do đó, đây là công cụ rất hữu ích trong điều tra đánh giá động thái sinh khối của thực vật.

Các phương trình tương quan giữa sinh khối và đường kính lập được đều là dạng hàm mũ với các hệ số tương quan rất cao. Điều này rất phù hợp với các kết quả nghiên cứu sinh khối trước đây của các tác giả.

Đa số các hàm khi thêm nhân tố Hvn thì hệ số tương quan không tăng, hệ số biến động không giảm, hoặc không thỏa mãn các chỉ tiêu về thống kê. Điều này càng chứng tỏ sinh khối các bộ phận cây có quan hệ rất chặt chẽ với đường kính. Dựa trên các phương trình đã chọn, có thể sử dụng để tính toán sinh khối bụi trong khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất nhằm đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của luồng dendrocalamus membranaceus munro trồng tại LÀNG TRE PHÚ AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 85 - 86)