Lá cây là bộ phận có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây. Tán lá có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của cây quần thể thực vật. Việc ước tính sinh khối lá có thể dựa vào tổng sinh khối của cả cây hoặc tổng sinh khối phần khí sinh hoặc một bộ phận nào đó của cây trên mặt đất. Tuy nhiên, công việc này hết sức phức tạp. Trong khi đó, bộ phận sinh khối lá cũng như bộ phận sinh khối thân, cành đều có mối quan hệ chặt chẽ với đường kính tại 1,3 m. Do đó việc thiết lập mối quan hệ giữa sinh khối lá với đường kính tại 1,3 m cần thiết trong công tác điều tra.
Để lựa chọn dạng phương trình phù hợp nhằm mô tả mối tương quan giữa sinh khối lá tươi và đường kính tại 1,3 m, đề tài đã tiến hành thử nghiệm một số dạng phương trình và kết quảđược trình bày ở bảng 3.11 (phụ bảng 12).
Bảng 3.11: Phương trình tương quan sinh khối lá tươi với D1,3
TT Phương trình Các chỉ tiêu thống kê
R2 SEE V% P% F-Ratio Pa0 Pa Pb 1 Wlat = exp(-3,7346 + 2,6796*ln(D1,3)) 0,937 0,296 4,58 0,79 476,33 0,00 0,00 2 W2,7541*sqrt(Dlat = exp(-5,6423 + 1,3)) 0,917 0,341 5,33 0,91 351,72 0,00 0,00 3 W1,2908*sqrt(Dlat = (-1,4951 + 1,3))2 0,913 0,164 5,46 0,94 334,84 0,00 0,00 4 Wlat = (0,3729 + 0,0361*D1,32) 2 0,887 0,186 6,31 1,08 251,36 0,00 0,00 5 Wlat = exp(-5,2407 + 0,4600*Hvn) 0,898 0,376 5,94 1,02 282,96 0,00 0,00 6 Wlat = exp(-11,0987 + 4,6085*ln(Hvn)) 0,884 0,402 6,41 1,10 243,39 0,00 0,00 7 Wlat = -1,6375 + 0,7378*D1,3 + 0,0031*Hvn 0,854 0,512 10,52 1,80 90,44 0,01 0,00 0,98 8 ln(Wlat) = -4,7886 + 2,3334*ln(D1,3) + 0,6381*ln(Hvn) 0,938 0,298 6,51 1,12 235,92 0,00 0,00 0,42
Kết quả bảng 3.11 cho thấy khi thêm nhân tố Hvn thì tham số các phương trình đều không tồn tại (p > 0,05). Đối với phương trình tương quan giữa sinh khối lá tươi với nhân tố Hvn mặc dù sai số SEE nhỏ (0,376 – 0,402), hệ số biến động V % và hệ số chính xác P % nằm trong phạm vi cho phép (p < 10 %), các tham số của phương trình đều tồn tại (p < 0,05), tuy nhiên có hệ số xác định R2 thấp (0,884 – 0,989) hơn so với phương trình tương quan giữa sinh khối lá tươi với D1,3, có tham số của phương trình và phương trình đều tồn tại ở mức rất có ý nghĩa (p < 0,05), hệ số xác định R2 của các phương trình biến động từ 0,887 – 0,937, điều này nói lên mối quan hệ giữa sinh khối lá tươi với đường kính là tương đối chặt.
Căn cứ vào hệ số xác định R2, hệ số V %, hệ số P % và mức độđơn giản đề tài chọn phương trình (1) để tính toán sinh khối tươi của lá với mức độ tin cậy là 95 %. Phương trình cụ thể :
Wlat = exp(-3,7346 + 2,6796*ln(D1,3)) Phương trình được chuyển thành dạng:
Wlat = 0,0239*D1,32,6796 ( 3.7) Với 1,5 cm < D1,3 < 7,3 cm
Tương quan giữa sinh khối tươi các bộ phận cây cá thể với D1,3 được thể hiện qua hình 3.6
Hình 3.6: Biểu đồ mô tả sinh khối tươi các bộ phận của Luồng
Qua hình 3.6 cho thấy khi đường kính ngang ngực D1,3 của cây càng tăng thì sinh khối tươi các bộ phận thân, cành, lá tăng làm cho tổng sinh khối tươi của cây tăng, trong đó sinh khối thân tăng mạnh nhất, rồi đến sinh khối cành. Sinh khối lá có tăng nhưng không đáng kể so với tổng sinh khối của cây.