Tương quan giữa sinh khối khô và sinh khối tươi cây cá thể

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất nhằm đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của luồng dendrocalamus membranaceus munro trồng tại LÀNG TRE PHÚ AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 81 - 84)

Sinh khối khô là cơ sở tính lượng carbon tích lũy cũng như khả năng hấp thụ CO2 của cây, vì vậy lập tương quan giữa sinh khối khô với sinh khối tươi cây cá thể là cần thiết. Sử dụng phương trình tương quan sẽ tiết kiệm thời gian và kinh phí, chỉ cần đo tính sinh khối tươi, sử dụng phương trình tương quan để tính ra sinh khối khô rồi ước lượng nhanh khả năng hấp thụ CO2 của thực vật thông qua hệ số chuyển đổi.

Kết quả mối tương quan giữa sinh khối khô và sinh khối tươi cây cá thể Luồng được thể hiện bảng 3.15 (phụ bảng 16,17,18,19). 0 5 10 15 20 25 1.53 2.01 2.71 3.12 3.60 4.11 4.68 5.03 5.44 5.92 6.56 7.13 Wthk Wck Wlak Wtk W (kg) D1,3(cm)

Bảng 3.15: Tương quan giữa sinh khối khô và sinh khối tươi cây cá thể STT Phương trình Các chỉ tiêu thống kê

R2 SEE V% P% F-Ratio Pa0 Pa 1 Wtk = 0,4092*Wtt 1,0561 0,997 0,049 0,96 0,16 10815,95 0,00 0,00 2 Wthk = 0,4260*Wtht1,0646 0,997 0,054 1,00 0,17 9995,01 0,00 0,00 3 Wck = 0,4287*Wct1,0642 0,994 0,058 1,42 0,24 4947,16 0,00 0,00 4 Wlak = 0,4031*Wlat1,0319 0,997 0,070 1,04 0,18 9285,06 0,00 0,00

Kết quảở bảng 3.15 cho thấy mối quan hệ giữa tổng sinh khối khô và tổng sinh khối tươi, cũnng như mối quan hệ giữa tổng sinh khối các bộ phận khô và tươi rất chặt chẽ, hệ số xác định R2 cao (0,994 – 0,997), sai số SEE, hệ số biến động V % và hệ số chính xác P % thấp và nằm trong phạm vi cho phép (< 10 %), tham số các phương trình đều tồn tại (P < 0,05) với độ tin cậy 95 %.

Trong các phương trình ở bảng 3.15, hệ số mũ của các phương trình gần bằng 1. Do đó, sinh khối khô gần đúng của chúng là:

Wtk = 0,4092*Wtt Wthk = 0,4260*Wtht Wck = 0,4287*Wct

Wlak = 0,4031*Wlat

Như vậy: Tổng sinh khối khô bằng 40,92 % so với tổng sinh khối tươi, sinh khối thân khô bằng 42,60 % sinh khối thân tươi và sinh khối cành khô bằng 42,87 % sinh khối cành tươi, sinh khối lá khô bằng 40,31 % sinh khối lá tươi. Việc dùng công thức này ởđộ chính xác 95 %, chúng ta có thể tính nhanh từ sinh khối tươi thành sinh khối khô của loài cây Luồng.

Do đó, trong điều tra chỉ cần cân tổng trọng lượng tươi của cây ở thực địa rồi dựa vào phương trình tương quan để tính tổng trọng lượng khô của cây cho khu vực cần khảo sát.

Nhận xét: Các phương trình tương quan giữa sinh khối tươi, sinh khối khô với

đường kính ngang ngực D1,3, giữa sinh khối khô và sinh khối tươi đều ở dạng mũ. Y = a*D1,3b. Kết quả trên giống với kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học sau:

Sandra Brown, Gillespie, Andrew J. R., Lugo và cs (1989) đã công bố phương pháp ước lượng tổng sinh khối trên mặt đất của rừng nhiệt đới. Công trình nghiên cứu dùng đểước lượng tổng sinh khối khô trên mặt đất của rừng nhiệt đới. Phương trình được dùng có dạng:

ln(Y) = α1 + α2(ln(X)) hay Y = exp(α1 + α2(ln(X))

Trong đó Y là tổng sinh khối, X là đường kính tại chiều cao ngang ngực [36]. Kumar B.M, Rajesh. G và Sudheesh G. K (2005) đã nghiên cứu sinh khối trên mặt đất và hấp thụ chất dinh dưỡng của Bambusa bambos (L.) Voss ở khu vườn Thrissur, Kerala, miền Nam Ấn Độ. Thiết lập được phương trình tương quan giữa sinh khối thân khô với đường kính (DBH) như sau:

ln Yl = 4,298 + 2,647*ln DBH (R2 = 0,82; n=8; p < 0,001), Trong đó Yl: Sinh khối thân khô [32].

Phạm Tuấn Anh (2007) nghiên cứu dự báo năng lực hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông. Tác giả sử dụng dạng hàm mũ để mô phỏng quan hệ giữa sinh khối tươi với đường kính thân cây và sinh khối khô với sinh khối tươi của cây rừng:

SK(Tươi) = 0,2610 * D2,3955 SK(Khô) = 0,454 * SK(Tươi)1,032 Với R2 > 0,97 cho cả 2 phương trình [1].

Viên Ngọc Nam (2009) đã sử dụng dưới dạng phương trình dạng: lnY = lna + b*lnX để tính toán sinh khối các bộ phận của loài Đước đôi (Rhizophora

apiculata) trong đó Y là tổng sinh khối, X là đường kính ngang ngực [10].

Việc xác định sinh khối khô thông qua sinh khối tươi là hợp lý, hầu hết các phương trình được chọn có hệ số xác định R2 cao, các chỉ tiêu thống kế đều thõa mãn điều kiện.

Tóm lại, nghiên cứu về sinh khối của các tác giả nêu trên đều xây dựng được các mô hình tương quan giữa sinh khối với đường kính tại vị trí 1,3 m là chỉ

tiêu dễđo đếm xác định, tương quan giữa sinh khối tươi với sinh khối khô…. Tất cả các phương trình sinh khối xây dựng được đều có dạng hàm mũ, với độ chính xác cao, có thể tính nhanh chóng tính sinh khối bằng việc đo đường kính ngang ngực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất nhằm đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của luồng dendrocalamus membranaceus munro trồng tại LÀNG TRE PHÚ AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 81 - 84)