Sự hình thành làng tre Phú An – Bình Dương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất nhằm đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của luồng dendrocalamus membranaceus munro trồng tại LÀNG TRE PHÚ AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 58 - 59)

Làng tre Phú An được thành lập từ tháng 5 năm 1999, từ ý tưởng của TS. Diệp Thị Mỹ Hạnh, là người của làng Phú An. Sau khi thống nhất ý kiến với cộng đồng và chính quyền địa phương, dự án được thực hiện cùng các sinh viên của trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

Đến cuối năm 1999-2000, dự án PRN được tài trợ bởi tổ chức Helvetas của Thụy Sĩ. Dự án PRN này nhằm mục tiêu giảm nghèo từ việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Dự án đã hỗ trợ cho 64 gia đình trồng tre, chăm sóc vườn, gia tăng năng suất để tăng thu nhập.

Sau khi dự án Helvetas kết thúc. Đến năm 2003 thì xin được nguồn tài trợ của vùng Rhône Alpes, với dự án Bảo tàng sinh thái Tre và Khu bảo tồn thực vật Phú An (2003-2007), đây chương trình hợp tác 4 bên giữa Vùng Rhône Alpes, Tỉnh Bình Dương, Vườn thiên nhiên Pilat và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM. Sau khi kết thúc, dự án đã hoàn thành việc xây dựng Bảo tàng sinh thái Tre và bộ sưu tập với 157 mẫu tre được lấy từ khắp Việt Nam.

Tháng 3/2007, Bảo tàng sinh thái Tre khánh thành và Làng tre Phú An chính thức đi vào hoạt động. Đến tháng 1/2008, Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh đã ra quyết định thành lập Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn Tài nguyên Thiên Nhiên (gọi tắt là CRC), đặt cơ sở làm việc tại Làng tre Phú An và văn phòng đại diện tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh. Trung tâm hoạt động theo cơ chế 115.

CHƯƠNG 3

KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh khối trên mặt đất nhằm đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của luồng dendrocalamus membranaceus munro trồng tại LÀNG TRE PHÚ AN - TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)