Mơ hình CAMEL

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 27 - 30)

1.3 .1Các lý thuy ết đánh giá năng lự cạ nh tranh ủa NHTM

1.3.1.1 Mơ hình CAMEL

Hệ thống phân tích CAMEL do Cục Quản lý các tổ chức tín dụng Hoa Kỳ (National Credit Union Administration – NCUA) xây dựng. Hệ thống đánh giá này được nhiều nước trên thế giới áp dụng, trong đó có Việt Nam.

Hệ thống phân tích CAMEL được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. Phân tích theo chỉ tiêu CAMEL dựa trên 5 yếu tố cơ bản được sử dụng để đánh giá hoạt động của một ngân hàng, đó là: Mức độ an tồn vốn, Chất lượng tài sản có, Quản lý, Lợi nhuận, Thanh khoản.

Capital Adequacy (Mức độ an toàn vốn)

Mức độ an tồn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro thì càng địi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn.

Tỉ lệ an tồn vốn được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng.

CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II)/(Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100% (6.1) Qua hệ số này người ta có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh tốn các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Chính vì lý do trên, các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu. Ở Việt Nam theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 tỉ lệ này được quy định là 9%. Theo chuẩn mực Basel II mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến là 8%.

Tài sản có của ngân hàng bao gồm các tài sản sinh lời và tài sản không sinh lời, trong đó tài sản sinh lời ln chiếm phần chủ yếu. Tài sản có sinh lời là những tài sản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng đồng thời cũng là những tài sản chứa đựng nhiều rủi ro. Những tài sản này bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính, các khoản đầu tư vào chứng khốn, góp vốn liên doanh, liên kết... trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản cho vay.

Chất lượng tài sản có được phân tích định tính và định lượng các khoản cho vay và mức độ rủi ro đầu tư khác nhau của ngân hàng, được thể hiện thông qua các chỉ tiêu: tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản có, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, mức trích lập dự phịng và khả năng thu hồi các khoản nợ xấu… Một khi thị trường biết được ngân hàng có chất lượng tài sản có kém thì sẽ dễ dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, khách hàng sẽ đổ xô rút tiền của ngân hàng.

Management (Quản lý)

Quản lý đóng vai trị quyết định đến thành cơng trong hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, các quyết định của người quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những yếu tố như: Chất lượng tài sản có, mức độ tăng trưởng của tài sản có, mức độ thu nhập…

Để đánh giá chỉ tiêu này, người ta thường xem xét các khía cạnh: Năng lực, trình độ chun mơn, kinh nghiệm điều hành của nhà quản lý, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các chương trình đào tạo, huấn luyện, chiến lược phát triển kinh doanh và khả năng ứng phó trước diễn biến của thị trường…

Earnings (Lợi nhuận)

Lợi nhuận là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá công tác quản lý và các hoạt động chiến lược của nhà quản lý thành công hay thất bại. Để đánh giá lợi nhuận của

NHTM, thường sử dụng các chỉ tiêu sau: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE, tỷ suất lợi nhuận rịng trên tổng tài sản bình qn – ROA.

Liquidity (Thanh khoản)

Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, đáp ứng yêu cầu vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn. Mức độ thanh khoản được đánh giá theo khả năng thanh tốn nhanh chóng của các khoản tiền gửi, tần suất và mức độ sử dụng vốn đi vay của ngân hàng, mức độ sẵn có của tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt, mức độ tiếp cận của thị trường tiền tệ và các nguồn vốn khác.

Để có những đánh giá chính xác và mang tính tổng quát, ta cần kết hợp việc phân tích theo CAMEL với những đánh giá định tính khác của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần kiên long (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w